Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

(Baohatinh.vn) - LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

Câu 114: Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

Những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:

- Người chưa đủ 21 tuổi.

- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Người đang bị khởi tố bị can.

- Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Câu 115: Thế nào là “có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”?

Luật số 47/2019/QH14 và Luật số 65/2020/QH14 đã bổ sung vào quy định về tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nội dung: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ vào Luật Quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam được xác định theo các căn cứ quy định tại Chương II của Luật này.

Người có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam phải là người không đồng thời có quốc tịch của một quốc gia khác. Về nguyên tắc, người đang có quốc tịch nước ngoài, người có nguyện vọng và đang thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch của quốc gia khác đều không đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Thực tế, đây không phải là quy định hoàn toàn mới mà là nội dung đã được thể hiện nhất quán trong Hiến pháp cũng như trong các quy định và thực tiễn công tác bầu cử từ trước đến nay. Việc quy định rõ thành một tiêu chuẩn cụ thể trong các luật nói trên là nhằm khẳng định rõ hơn quan điểm của Đảng, Nhà nước và tạo sự minh bạch, rõ ràng trong áp dụng pháp luật.

Do đó, trong phần khai về quốc tịch trong đơn ứng cử và các tài liệu khác trong hồ sơ ứng cử, Hội đồng bầu cử quốc gia đã hướng dẫn người ứng cử cần ghi rõ: Chỉ có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và không trong thời gian thực hiện thủ tục xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác”.

Người ứng cử phải cam đoan về các nội dung mình đã khai. Nếu phát hiện thông tin không đúng sự thật, không như nội dung đã kê khai thì người ứng cử phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và tùy theo nội dung, mức độ vi phạm mà có thể bị loại khỏi danh sách người ứng cử; nếu đã trúng cử thì sẽ không được công nhận tư cách đại biểu hoặc bị bãi nhiệm đại biểu.

NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói