Nhà văn Tô Hoài - cây đại thụ ngã xuống, cả khoảng trời trống vắng!

(Baohatinh.vn) - Dẫu biết quy luật cuộc đời mỗi con người đều có sinh có tử, nhưng khi đọc được được dòng tin Nhà văn Tô Hoài "phiêu lưu" về cõi vĩnh hằng, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng xúc động...

Thế là Nhà văn Tô Hoài - một trong những nhà văn cách mạng thuộc "thế hệ vàng" của văn học Việt Nam đã ra đi rồi ư!. Tôi biết, những người có được tuổi thọ và cho đến những giây phút cuối đời vẫn đọc sách báo, vẫn cầm bút viết, trí tuệ vẫn mẫn tiệp như ông thật hiếm hoi... Nhưng cao hơn cả sự hiếm hoi ấy, sự nghiệp văn chương của ông, khả năng, sức viết, sức sáng tạo của ông, tác phẩm của nhà văn Tô Hoài để lại cho kho tàng văn học Việt Nam trở thành những di sản quý, để cho lớp hậu duệ học tập ở đấy tình yêu thương con người, tình yêu thương đất nước và những hình ảnh đẹp nhất của trời mây, sông nước, của làng quê yên bình, của thành phố cổ kính sầm uất được hiện lên tươi mới dưới lăng kính nhà văn. Giới anh em văn nghệ sĩ trong nước thường gọi nhà văn Tô Hoài là cây đại thụ lớn nhất trong làng văn chương Việt Nam, "thương hiệu" dành cho ông như vậy quả thực rất đúng.

Nhà văn Tô Hoài năm 2010. (Ảnh: An Thành Đạt/VnExpress)
Nhà văn Tô Hoài năm 2010. (Ảnh: An Thành Đạt/VnExpress)

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai - Hà Đông, nhưng khi lớn lên lại trú quán tại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm (Hà Nội ). Bút danh Tô Hoài được ghép liền với hai chữ: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Nhắc tới nhà văn Tô Hoài, người ta nhớ ngay đến tác phẩm đầu tay của ông: Dế Mèn phiêu lưu ký - tác phẩm trình làng trên văn đàn khi ông mới 18 tuổi. Kể từ cuộc hành trình bằng đôi chân khỏe khoắn của Dế Mèn phiêu lưu ký đến tiểu thuyết Chiều chiều, số lượng tác phẩm Tô Hoài đã viết và cho in hơn 100 cuốn. Đầu sách cao hơn cả tuổi đời của ông!

Điều mà khiến tôi rất khâm phục nhà văn Tô Hoài không chỉ là lòng say mê đeo đuổi sự nghiệp văn chương cho đến trọn đời, không chỉ là thái độ nghiêm túc, trách nhiệm từng con chữ với đời với Đảng với nhân dân, mà người ta còn thấy một năng khiếu bẩm sinh, một nguồn năng lượng vô tận về tư liệu vốn sống.

Với sự tài hoa và tinh tế, nhà văn Tô Hoài không chỉ thôi miên người đọc bằng các tình tiết mà bằng cả sự sáng tạo ngôn ngữ. Nhờ chịu khó đi nhiều, xâm nhập nhiều nên ở đâu nhà văn Tô Hoài cũng hiểu sâu sắc cuộc sống, phong tục tập quán, phong cảnh thiên nhiên để tái hiện trong tác phẩm của mình.

Sự vĩ đại của ông khiến cho nhiều người kinh ngạc vì gọi ông là nhà văn viết cho thiếu nhi cũng đúng, gọi ông là nhà văn của đồng bào dân tộc hay gọi ông là nhà văn của thủ đô Hà Nội cũng chẳng sai. Trái tim của nhà văn, không chỉ sống hết mình cho các em, cho đồng bào Tây Bắc, cho Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, mà ở đâu sau khi đặt chân tới Tô Hoài đều có tác phẩm. Nhân một chuyến đi nước ngoài trong vòng hai tháng, nhà văn đã cho ra đời tập bút ký Nửa vòng trái đất dày 350 trang.

Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký được dịch và in tại hơn 30 nước trên thế giới
Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký được dịch và in tại hơn 30 nước trên thế giới

Tô Hoài là nhà văn nhưng cũng là người ham mê viết báo. Từ năm 1943, ông đã là một nhà văn giác ngộ cách mạng, ông tham gia vào Hội văn hóa cứu quốc và hoạt động nhiều trên lĩnh vực báo chí. Ông đã từng tâm sự với bạn bè thân hữu "Chính tư duy lô gích của báo chí đã giúp ông nhiều về đức tính cẩn thận ghi chép, những cái hay, cái mới nẩy sinh để từ đấy xây dựng những nhân vật điển hình".

Nhờ ăn mèn mén, măng rừng, nhờ ngủ nhà sàn, nhờ sống chung với bà con đồng bào dân tộc ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến, nhà văn Tô Hoài cho ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Truyện Tây Bắc, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Vừ A Dính. Những tác phẩm này cho đến thời đại thông tin bùng nổ, nhưng nhiều người vẫn tìm hiệu sách để mua, tìm đến thư viện để đọc. Riêng truyện Vợ chồng A Phủ đã được xưởng phim truyện Việt Nam dựng thành phim và chiếu rộng rải khắp làng quê, thị tứ miền Bắc vào những năm 1962- 1970. Không những thế Vợ chồng A Phủ còn được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy học sinh.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được chuyển tải lên màn ảnh rộng
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được chuyển tải lên màn ảnh rộng

Với tài năng không chỉ về nghệ thuật mà cả tầm tư tưởng lớn, tính nhân văn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ cao đã dẫn dắt Tô Hoài thành người bạn đồng hành của các em ở mọi lứa tuổi, thành người có duyên nợ và có công lao lớn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thế hệ chúng tôi và nhiều thế hệ nối tiếp sau này, không bao giờ quên được những bài tập đọc đầu đời như Mùa xuân xinh đẹp đã về để giúp cho tuổi thơ yêu mùa xuân. Ông vào đề rất tự nhiên "Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên mùi hoa hồng hoa huệ sực nức bốc lên..". Hay tả về con hươu ở trong cánh rừng đại ngàn nguyên sinh, nhà văn viết: "Chân hươu thon thon, khi chạy rướn lên như gió". Đã có lần ông kể rất say sưa với giới trẻ khi nói về kinh nghiệm viết văn và sự sáng tạo của nhà văn "phải hiểu được đặc tính con chim gáy vào mùa gặt tháng mười như thế nào, tôi mới dùng được từ con chim gáy béo nục, con chim phúc hậu của cánh đồng quê"...

Có một kỷ niệm suốt đời tôi không quên, đó là vào tháng 9/1980, tôi đến chơi nhà thơ Phan Xuân Hạt, tình cờ gặp một người đàn ông đầu hơi hói, da đậm, miệng cười duyên và pha chút hóm hỉnh đang ngồi nói chuyện khá rôm rả với nhà thơ.

Ông Hạt giới thiệu: - Nhà văn Tô Hoài đấy

Tôi thốt lên: - Bác Tô Hoài à? Cháu đã được đọc, được học tác phẩm của bác nhiều rồi, bây giờ lần đầu tiên cháu được gặp bác đây. Bác là người cháu mê nhất về phương pháp sử dụng từ ngữ.

Nhà thơ Phan Xuân Hạt nói vui : - Khen nhà văn Tô Hoài thì khen thế nào cho hết. Riêng tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký đã được dịch và xuất bản tại hơn 30 nước trên thế giới rồi.

Nhà văn Tô Hoài chỉ cười với nụ cười độ lượng, khiêm tốn và thủ thỉ tâm sự: - Anh Hạt à? Hồi mình sang Liên Xô, trẻ em Liên Xô đã nhiều cháu đọc tập sách này và rất thích. Có đứa ôm mình hỏi: "Bác nhà văn Việt Nam ơi! Thế dế mèn miệng có mấy chiếc răng, răng nó trắng hay đen?"...

Câu chuyện bên bàn trà nhà văn Tô Hoài kể, thấm thoắt đã hơn bốn thập kỷ đi qua.

Nhà văn Tô Hoài với 94 tuổi đời và hơn 70 năm lao động, không ngưng nghỉ cho văn học. Ghi nhận thành tích ấy, ông đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 1-1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Năm 2010 nhà văn Tô Hoài cũng được trao giải thưởng lớn - Giải thưởng Bùi Xuân Phái của Hội văn học nghệ thuật Hà Nội.

Nhưng có lẽ điều mà ông dám tự hào và mãn nguyện trước khi giã từ cuộc đời này, đấy là nhân dân đánh giá ông, nền văn học ghi nhận ông: Một con người yêu nước, một nhà văn tài hoa, một cây đại thụ để lại nhiều quả thơm cho hậu thế.

Ngày 7/7/2014

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh