Nhân thêm sức mạnh từ lời hịch kháng chiến

(Baohatinh.vn) - Chắc hẳn khi giở trang sử vàng của nước nhà, người Việt Nam chúng ta không thể nào quên những thời khắc "vận nước” hết sức nguy nan nhưng lòng yêu nước của nhân dân thì cao hơn ngọn triều dâng. Ý chí ấy và sức mạnh ấy được khích lệ từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh.

nhan them suc manh tu loi hich khang chien

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh vẫn còn nguyên giá trị. Ảnh minh họa từ internet

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập", tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Nhưng chính quyền non trẻ ấy phải đối mặt với "thù trong, giặc ngoài", vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chỉ một thời gian ngắn, thực dân Pháp lại âm mưu xảo quyệt tiếp tục xâm lược nước ta một lần nữa. Từ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp đã ráo riết tăng cường lực lượng, khí giới với quyết tâm làm cho chính quyền Việt Nam "khai tử" từ trong trứng nước. Với thủ đoạn đê hèn, thực dân Pháp đã đưa hơn 10 vạn quân viễn chinh tới Việt Nam.

Với "binh hùng, tướng mạnh" cùng sự hung hăng của kẻ cướp nước, chúng đã ồ ạt tung quân đến Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà… hòng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, sau đó, dùng các mũi bao vây, đánh vào cơ quan đầu não của chúng ta tại Thủ đô Hà Nội. Trước tình thế nóng bỏng đó, ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị BCH Trung ương Đảng họp khẩn cấp tại làng Vạn Phúc (TX Hà Đông), quyết định "Phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài".

Cũng trong thời gian này, tại ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Dương (làng Vạn Phúc), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 20/12/1946, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi lời hịch đó. Với một nhà chính trị lớn, một lãnh tụ tài ba, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành hồn thiêng sông núi. Lời hịch đã thể hiện đường lối quân sự sắc bén "Toàn dân tham gia đánh giặc", vận dụng nhuần nhuyễn nguyên lý Mác - Lê-nin về vai trò quần chúng trong lịch sử. Tuy ngôn ngữ rất giản dị nhưng đã gieo vào lòng nhân dân ta tinh thần tự tôn dân tộc, không cam chịu áp bức, bất công:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Cũng trong thời điểm lịch sử này, đồng chí Trường Chinh đã cho ra mắt cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi (tháng 8/1947). Đây chính là "cẩm nang" chính trị cho những người tham gia kháng chiến. Cuốn sách tổng hợp các bài báo do chính tác giả viết và đã đăng trên báo Sự thật. Các bài báo đều nêu lên những nội dung và mục đích rất sát thực tế, thể hiện rõ cương lĩnh của Đảng, với ý thức trách nhiệm tham gia kháng chiến của toàn dân.

Trong bài viết: Chúng ta đánh ai?, đồng chí Trường Chinh đã phân tích rất biện chứng rằng: Cuộc đấu tranh giữa ta và địch là không khoan nhượng và phải xác định kẻ thù nguy hiểm cần phải tiêu diệt ngay là thực dân Pháp. Tác giả viết: Ai là người có lương tri đều công nhận nhân dân ta hết sức yêu chuộng hòa bình, Chính phủ ta ôn hòa đến cực điểm. Nhưng đã đánh thì kiên quyết đánh! Nín nhịn đã nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nổ thành sức mạnh xung thiên!.

Một quan điểm rất rõ ràng mà đồng chí Trường Chinh đã nêu lên trong cuốn sách này: Thứ nhất, đánh để phá chính sách "việc đã rồi" của thực dân Pháp/ Thứ hai, để chống lại thái độ bội tín, phi nghĩa, láo xược của thực dân Pháp/ Thứ ba, đánh để đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, hòa bình trở lại, quét sạch bọn thực dân Pháp hèn nhát, tham tàn/ Thứ tư, đánh để tự vệ, bênh vực văn minh và chính nghĩa.

Đã 70 năm trôi qua, nhưng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuốn sách Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh vẫn còn nguyên giá trị về tầm vóc vĩ đại của Đảng ta. Đó là một Đảng biết nhân lên lòng tin, sức mạnh của nhân dân. Lòng tin ấy được kết tinh bằng sự nhạy bén, sáng suốt, tài tình nắm bắt thời cơ để phát động toàn dân kháng chiến của Đảng ta.

Nhìn lại quá khứ vẻ vang của dân tộc, nhân dân ta rất đỗi tự hào với lời hịch của vị Cha già dân tộc Hồ Chí Minh và cuốn "cẩm nang" lý luận chính trị của Trường Chinh đã đưa nhân dân ta làm nên những kỳ tích vĩ đại. Kỳ tích ấy sẽ tiếp tục soi sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới.

Đọc thêm

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.