Nhật Bản: 2 tên lửa đạn đạo của Triều Tiên rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 2 vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra cách nhau khoảng 30 phút, hiện nước này chưa ghi nhận tác động nào từ các vụ phóng nói trên.

Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin truyền hình về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 14/1/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người dân tại Seoul, Hàn Quốc theo dõi bản tin truyền hình về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 14/1/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo các nguồn tin từ Chính phủ và Bộ Quốc phòng Nhật Bản sáng 18/3, Triều Tiên dường như đã phóng 2 tên lửa đạn đạo và cả 2 tên lửa này đều rơi bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết hiện nước này chưa ghi nhận tác động nào từ các vụ phóng nói trên.

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 2 vụ phóng diễn ra cách nhau khoảng 30 phút.

Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng có thể đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ tỉnh Bắc Hwanghae. Vụ phóng gần đây nhất của Triều Tiên vào ngày 14/1 và vật thể được phóng đi là một tên lửa đạn đạo tầm trung.

Vụ phóng mới nhất nêu trên được Triều Tiên thực hiện trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Hàn Quốc ngày 17/3 để tham dự một hội nghị theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.

Thời gian gần đây, tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng do những hành động quân sự của các bên.

Triều Tiên ngày 15/3 đã tiến hành huấn luyện tác chiến trên không, ngay sau khi Mỹ và Hàn Quốc kết thúc cuộc tập trận chung thường niên mang tên Lá chắn Tự do, bất chấp sự phản đối của Bình Nhưỡng.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.