Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Đổi sếp, đồng nghiệp và môi trường làm việc không khiến người lao động bớt áp lực hơn chỗ làm cũ.

Anthony Klotz, nhà tâm lý học tổ chức và giáo sư tại Đại học Texas A&M, Mỹ đã nhắc về cụm từ “trao lưu nhảy việc vĩ đại” để mô tả về làn sóng bỏ việc sau đại dịch hồi tháng 5/2021, diễn ra tại Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Limeade, tổ chức chuyên nghiên cứu và cải thiện hạnh phúc của nhân viên, khảo sát 1.000 lao động Mỹ có việc mới vào năm 2021 để xem xét lý do tại sao bỏ việc. 40% người được hỏi quyết định nghỉ bởi cảm giác kiệt sức, đặc biệt đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng kiệt sức trong 20 tháng qua.

Cuộc khảo sát Gen Z và Gen Y năm 2022 của hãng kiểm toán - tư vấn toàn cầu Deloitte Global cho biết, kiệt quệ về sức lực và tinh thần là lý do hàng đầu khiến người trẻ nghỉ việc hàng loạt. Trong đó, 40% Gen Z (từ 19 đến 24 tuổi) và 24% Gen Y (từ 28 đến 39 tuổi) muốn nhảy việc trong hai năm qua.

Nhảy việc không giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhiều lao động trẻ quyết định nghỉ việc để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh minh họa: Freepik.

“Tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục diễn ra, buộc nhân viên phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, cản trở sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”, tiến sĩ Natalie Baumgartner, nhà tâm lý học và chuyên gia hành vi tại nơi làm việc, nói. Trước thực tế trên, thế hệ trẻ hy vọng có thể tìm thấy nền văn hóa công sở ở chỗ làm mới phù hợp hơn, giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức hiện tại.

Nhưng nhảy việc có thực sự là giải pháp tốt nhất? Giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Cornell, Mỹ Vanessa Bohns, cho rằng hành động này không giúp ích nhiều như mọi người vẫn nghĩ.

“Nhiều người nói rời bỏ công việc hiện tại là cách duy nhất để thoát khỏi căng thẳng, mệt mỏi nhưng bạn cần cân nhắc kỹ về nguyên nhân cũng như định hướng tương lai”, giáo sư Vanessa nói.

Kiệt sức bắt nguồn từ lịch trình làm việc căng thẳng, kéo dài, không được nghỉ phép hoặc như kỳ vọng ban đầu. Nhiều nhân viên phải ưu tiên công việc hơn cuộc sống riêng tư và bắt đầu cho rằng nghỉ việc sẽ giảm áp lực.

Nhưng nhóm người này sớm rơi vào tình cảnh tương tự khi nảy sinh áp lực, mệt mỏi ở môi trường mới. “Bỏ cuộc lúc nào cũng dễ dàng hơn vượt qua khó khăn. Bất kỳ bạn làm ngành gì, công việc nào vẫn luôn có một kịch bản chung. Công ty của bạn ở đâu? Những yêu cầu công việc cần thực hiện là gì? Bạn định chăm sóc bản thân ra sao?... là những câu hỏi tôi thường đặt ra với khách hàng. Chúng giá trị hơn việc hỏi họ có muốn nghỉ việc không”, bác sĩ Gisbert-Tay nói.

Thay vì coi các dấu hiệu kiệt sức là tín hiệu để nhảy việc, chuyên gia khuyên nhân viên cân nhắc các giải pháp khắc phục, trước thực trạng nhiều lao động có cái nhìn tiêu cực quá mức về việc làm thời hậu đại dịch.

Natalie Baumgartner, nhà tâm lý học và chuyên gia hành vi tại nơi làm việc nhấn mạnh, lao động trẻ cần lên tiếng, đấu tranh cho quyền lợi thay vì tự làm khó bản thân và rút lui.

“Các nhân viên vẫn có thể rời đi, nhưng không được đánh giá thấp một công ty biết lắng nghe, nhận ra sai lầm và khắc phục để cải thiện những điểm không vừa lòng của người lao động”, bà Vanessa nói.

Để đối phó với cảm giác quá tải trong công việc, bác sĩ Gisbert Tay khuyên lao động trẻ nên dành thời gian chăm sóc bản thân. Khi bị kiệt sức nên chủ động nghỉ phép và sử dụng thời gian đó để phục hồi.

“Gặp gỡ bạn bè, dành thời gian nghỉ ngơi và hoàn thành các mục tiêu cá nhân đều giúp bạn tái tạo năng lượng, chống lại kiệt sức. Đặc biệt duy trì thói quen ngủ đủ giấc”, bác sĩ Gisbert Tay nói.

Theo Minh Phương/VNE (CNBC, INC)

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.