Nhiều mặt hàng thiết yếu biến động, kéo tăng CPI của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Biến động ở các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, điện, thuốc và dịch vụ y tế… được xem là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số CPI 6 tháng đầu năm ở Hà Tĩnh.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung CPI 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị tăng 2,39%, nông thôn tăng 2,88%.

bqbht_br_z5505226598617-e05939909a2da46506be1816938369c2-7734.jpg
Giá thịt lợn tại chợ dân sinh tăng cao nhất trong hơn 2 năm qua.

Dữ liệu thống kê cho thấy, CPI 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,47%; giao thông tăng 1,79%; giáo dục tăng 2,56%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,83%;... Đây đều là nhóm các chỉ số cơ bản có ảnh hưởng, tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

Trong chiều ngược lại, các yếu tố giúp kìm đà tăng của CPI tại Hà Tĩnh đến từ nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,76%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 3,3%;...

Theo đánh giá của Cục Thống kê, thị trường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay, các mặt hàng, dịch vụ có mức biến động mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm lương thực, thực phẩm, xăng dầu. Đặc biệt, nhóm lương thực tăng 14,48%; nhóm thực phẩm tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước do giá gạo, giá thịt lợn, thịt gia cầm… tăng cao trong thời gian qua.

bqbht_br_8-9289.jpg
CPI 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, CPI tháng 7/2024 sẽ tiếp tục tăng. Điều này đến từ việc giá các mặt hàng và dịch vụ liên quan đến hoạt động lưu trú, lữ hành, ăn uống ngoài gia đình tiếp tục tăng do tính chất thời vụ mùa du lịch biển. Giá điện và nước sinh hoạt có thể tăng mạnh trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kéo dài.

Cùng với đó, chủ trương tăng lương cho cán bộ, công chức và người về hưu đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ 1/7. Mức tăng lần này khá lớn (30% cho cán bộ công chức và 15% cho người về hưu) cũng sẽ tác động không nhỏ lên mặt bằng giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. Vì thế, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan cần quan tâm và điều hành các công cụ kinh tế phù hợp để giảm thiểu các tác động của tăng CPI trong thời gian tới, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thực chất năm 2024.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.