Nhiều người Việt không biết đang "tự giết mình" khi bỏ bữa sáng

Không ít người có thói quen không ăn sáng vì không có đủ thời gian (dậy trễ, sắp tới giờ làm việc), hoặc nghĩ rằng đó là cách để cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân. Theo các BS, bỏ bữa sáng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp

Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.

Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.

Khi đói, cơ thể bận rộn đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng. Khi mức insulin giảm xuống, cơ thể tăng sản xuất enzyme được gọi là orexin, nó sẽ cho bạn năng lượng tạm thời. Ngoài ra, trong thời gian đói, não báo hiệu cơ thể để tiết ra adrenaline quá mức. Điều này khiến bạn khó ngủ. Ảnh minh họa: Internet Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa

Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

Béo phì

Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng.

Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.

Nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Ảnh minh họa: Internet Biến động đường huyết

Khi ăn, cơ thể bắt đầu chuyển các carbs thành glucose để cung cấp cho chúng ta năng lượng. Cơ thể chúng ta cần cung cấp glucose liên tục để hoạt động bình thường. Khi đói, cơ thể bị thiếu glucose, kết quả là lượng đường huyết tụt, gây nhức đầu và chậm chạp. Nó cũng làm bạn khó tập trung. Mức đường huyết biến đổi có thể dẫn đến bệnh tim về lâu dài.

Táo bón

Nhịn ăn thường có thể tước bỏ chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ. Không có chất xơ, sẽ dẫn đến táo bón.

Mất ngủ

Khi đói, cơ thể bận rộn đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng. Khi mức insulin giảm xuống, cơ thể tăng sản xuất enzyme được gọi là orexin, nó sẽ cho bạn năng lượng tạm thời. Ngoài ra, trong thời gian đói, não báo hiệu cơ thể để tiết ra adrenaline quá mức. Điều này khiến bạn khó ngủ.

Nhịn ăn thường có thể tước bỏ chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ. Không có chất xơ, sẽ dẫn đến táo bón. Ảnh minh họa: Internet Rụng tóc

Tóc về cơ bản được cấu tạo bằng protein. Tuy nhiên nó cần canxi, sắt và axit béo chưa no để duy trì sức khỏe. Tước đi những chất này sẽ làm cho da đầu khô và nang lông to dẫn đến rụng tóc.

Khó thụ thai

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hay nhịn đói và ăn không ngon, thường khó có thể thụ thai. Khi cơ thể không nhận được đủ thức ăn sẽ có thể thiếu chất sắt gây ra trễ chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng. Chu kỳ hằng tháng không đều khiến bạn khó thụ thai.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) cho thấy trẻ em và thiếu niên bỏ bữa ăn sáng thường thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.

Các chuyên gia sử dụng nhật ký thực phẩm để theo dõi chế độ ăn uống của hơn 800 trẻ từ 4 - 10 tuổi và gần 900 thiếu niên từ 11 - 18 tuổi. Theo nghiên cứu, nhóm bỏ ăn sáng không đáp ứng đủ nhu cầu các chất folate, can xi, chất sắt và i ốt mà cơ thể cần mỗi ngày. Chẳng hạn, khoảng 30% số người bỏ bữa sáng không đáp ứng đủ lượng chất sắt tối thiểu so với khoảng 4% ở những người ăn sáng . Tỷ lệ này đối với chất can xi là gần 20% so với 3%.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói