Nhóm đối tượng lừa đảo qua điện thoại liên tỉnh ở Hà Tĩnh lĩnh án

(Baohatinh.vn) - Dù hình thức lừa đảo nộp chi phí làm hồ sơ nhận thưởng thông qua thẻ cào điện thoại không mới nhưng Phan Văn Tọa và đồng bọn (đều ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn khiến 10 nạn nhân “sập bẫy” với tổng số tiền hơn 95 triệu đồng.

Nhóm đối tượng lừa đảo qua điện thoại liên tỉnh ở Hà Tĩnh lĩnh án

Sáng 5/8, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Phan Văn Tọa cùng 10 đồng bọn về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

11 bị cáo có mặt tại phiên xử sơ thẩm sáng 5/8 gồm: Phan Văn Tọa (SN 1979), Lê Đình Tuyến (SN 1995), Võ Văn Ba (SN 1996), Lê Văn Việt (SN 1994), Lê Văn Lĩnh (SN 1993), Hoàng Nam Giang (SN 1988), Hoàng Văn Huyền (SN 1975) cùng trú tại thôn Lạc Vinh, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh; Nguyễn Văn Thành (SN 1992, thôn Lạc Thanh, xã Kỳ Lạc); Trương Hoàng Chiến (SN 1998, xã Kỳ Hải và Lê Văn Cường (SN 1996, trú thôn Trường Lạc, xã Kỳ Tân) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Trần Lệ Mỹ (SN 1987, thôn Thanh Hòa, xã Kỳ Thư) bị truy tố về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Nhóm đối tượng lừa đảo qua điện thoại liên tỉnh ở Hà Tĩnh lĩnh án

Tại phần xét hỏi, kiểm sát viên yêu cầu bị cáo Lê Văn Lĩnh (SN 1993, trú thôn Lạc Vinh, xã Kỳ Lạc) làm rõ một số tình tiết của vụ án.

Trong 2 tháng 11 và 12/2019, nhóm của Tọa (10 bị cáo bị truy tố tội lừa đảo) lắp sim “rác” gọi ngẫu nhiên vào các số thuê bao di động với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi giả danh là nhân viên ngân hàng thông báo cho chủ nhân thuê bao đã trúng thưởng chương trình quay số may mắn của ngân hàng với phần quà gồm tiền mặt và xe mô tô, kẻ lừa đảo đề nghị bị hại cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu đóng nộp chi phí làm hồ sơ nhận thưởng bằng hình thức mua thẻ cào điện thoại di động.

Tiếp đó, các đối tượng thay nhau giả danh là cán bộ sở giao thông vận tải (làm thủ tục đăng ký xe và làm biển số đẹp), cán bộ thuế, nhân viên chuyển phát.. và tiếp tục yêu cầu chủ thuê bao nộp chi phí thông qua thẻ cào điện thoại.

Sau khi nhận mã số thẻ cào, các đối tượng nhắn tin chứa mã thẻ bán cho Trần Lệ Mỹ với mức 60% giá trị mệnh giá thẻ cào để thu lợi. Tiếp đó, Mỹ đã bán lại cho một người không quen biết với mức 65% để ăn chênh lệch.

Từ ngày 17/11/2019 đến 13/12/2019, Phan Văn Tọa và đồng bọn đã nhiều lần thực hiện hành vi lừa đảo đối với 10 bị hại trên địa bàn Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai với tổng số tiền hơn 95 triệu đồng.

Nhóm đối tượng lừa đảo qua điện thoại liên tỉnh ở Hà Tĩnh lĩnh án

Tại phiên xử, tất cả bị hại đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho 11 bị cáo

Trong số 11 bị cáo, Trương Hoàng Chiến từng có 1 tiền án, bị TAND thị xã Kỳ Anh xử phạt 36 tháng tù treo về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” vào ngày 25/5/2016 (thời gian thử thách là 60 tháng).

Tại phiên xử, các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ như: sau khi vụ việc bị phát giác, Hoàng Văn Huyền và Trần Lệ Mỹ đã đầu thú; tất cả bị hại đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Tọa và đồng bọn; một số bị cáo xuất thân trong gia đình có công với cách mạng.

HĐXX nhận định, trong vụ án này, dù các bị cáo thành lập từng nhóm để lừa đảo nhưng hình thức đồng phạm giản đơn, không có tính chất tổ chức, cấu kết chặt chẽ.

Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên phạt Phan Văn Tọa 24 tháng tù; Hoàng Văn Huyền 18 tháng tù; Lê Đình Tuyến, Võ Văn Ba, Lê Văn Cường, Lê Văn Việt, Lê Văn Lĩnh, mỗi bị cáo 15 tháng tù; Hoàng Nam Giang 12 tháng tù;

Trương Hoàng Chiến 6 tháng tù (tổng hợp hình phạt 36 tháng tù treo do TAND thị xã Kỳ Anh tuyên trước đó, buộc Chiến phải chấp hành 42 tháng tù giam) và Nguyễn Văn Thành 10 tháng tù treo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Trần Lệ Mỹ chịu hình phạt 24 tháng cải tạo không giam giữ; đồng thời phạt bổ sung số tiền 30 triệu đồng về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.