Những kỷ vật tại nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập

Ngôi nhà số 48 nằm sát lề đường phía phải phố Hàng Ngang, trong khu phố cổ Hà Nội; nay di tích này thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngôi nhà xưa xây theo lối cổ, quay hướng Đông, có 2 tầng thấp. Nhà là cửa hàng bán tơ lụa vải vóc của hiệu Phúc Lợi giữa khu buôn bán sầm uất nhất Kinh thành.

Những kỷ vật tại nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập ảnh 1
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Chủ ngôi nhà là ông bà Trịnh Phúc Lợi. Đến những năm đầu thế kỷ 20, ông bà Lợi đã trao cho vợ chồng người con lớn là Trịnh Văn Bô quản lý. Ngôi nhà đã được ông bà Bô sửa sang, tôn tạo theo lối kiến trúc hiện đại thời thuộc Pháp.

Nhà có 4 tầng, tầng dưới làm cửa hàng bán tơ lụa, tầng 2 và tầng 3 có nhiều phòng dùng làm phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ; tầng 4 ngoài phòng dùng làm kho chứa hàng còn có một sân thượng phơi phóng. Ngôi nhà chạy dài, sâu hun hút theo kiểu "nhà ống" cổ truyền, mặt trước là cửa hàng, còn mặt sau quay ra 35 phố Hàng Cân.

Với địa thế nằm lọt giữa khu buôn bán sầm uất, người đi kẻ lại lúc nào cũng đông đúc, hơn nữa khách hàng ra vào nhiều, nên ngôi nhà đã sớm được chọn làm địa điểm đón lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hơn thế, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là một gia đình yêu nước, được giác ngộ cách mạng và là một trong những cơ sở cách mạng tại nội thành, nên khi Hồ Chủ tịch từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang đã được chọn làm nơi ở và làm việc của Người cùng các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng trong những ngày đầu cách mạng.

Trong chuỗi sự kiện lịch sử trọng đại tháng 8/1945, ngày 22/8/1945, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư cùng với Thường vụ Trung ương Đảng họp, ra chỉ thị cho các nơi tiếp tục giành chính quyền theo gương Hà Nội và cử đồng chí Lê Đức Thọ lên Tân Trào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội.

Ngày 25/8/1945, Người về đến Thủ đô. Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh đã đưa Bác tới số nhà 48 phố Hàng Ngang, xe ôtô đưa Bác không đỗ ở cửa trước mà đi vòng lối cổng sau thuộc phố Hàng Cân vào tận sân trong...

Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Trịnh Văn Bô kể: "Tôi nhớ lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà tôi. Người mặc rất giản dị, áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su con hổ trắng, tay cầm can. Khi Người bước vào nhà, vợ chồng tôi ra chào, chúng tôi đưa Người lên gác 3, nơi tôi đã dọn sẵn một buồng đủ tiện nghi để Người ở. Sau đó, Người lại xuống tầng 2 ở luôn cùng các đồng chí mình và làm việc tại đó."

Trong cuốn sách "Những năm tháng không thể nào quên," đồng chí Võ Nguyên Giáp đã từng viết: "Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành ủy đã bố trí cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở... Anh chị chủ nhà đã dành cho chúng tôi một tầng gác 2. Bác được mời lên tầng 3 làm việc cho yên tĩnh. Nhưng Bác không thích ở một mình, cùng xuống ở với chúng tôi."

Những kỷ vật tại nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập ảnh 2
(Nguồn: Thethaovanhoa.vn)

Căn phòng ở tầng 2 dùng làm phòng họp của Bác với các đồng chí trong Thường vụ rộng chừng 60m2. Chính giữa phòng là một chiếc bàn chữ nhật có kích thước lớn bằng gỗ màu cánh gián sẫm, 8 chiếc ghế tựa mềm bọc nỉ xanh phủ trắng. Tại đây Hồ Chủ tịch đã chủ trì cuộc họp với Thường vụ Trung ương Đảng để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 2/9/1945.

Sát tường là một hàng ghế 5 chiếc, đồng chí Võ Nguyên Giáp thường dùng để nghỉ sau những lúc làm việc mệt mỏi. Góc phải phía ngoài của phòng họp còn có một chiếc bàn nhỏ và một chiếc ghế tựa cũng được bọc nỉ phủ vải trắng. Trên bàn là chiếc máy chữ mà Bác Hồ đã dùng từ chiến khu Việt Bắc đưa về. Đây là chiếc máy chữ mà Bác dùng để đánh các chỉ thị của Đảng và soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Qua hành lang sang phía ngoài là 2 căn phòng, một phòng của Bác và một phòng tiếp khách. Phòng khách có ban công nhìn ra mặt phố Hàng Ngang. Căn phòng rộng chừng 50m2, có cửa kính, cửa chớp, che rèm lụa trắng. Sát tường phía bên trái có kê một chiếc tủ và một đi văng ở góc, nơi các đồng chí bảo vệ thường ngồi quan sát. Căn phòng nhỏ của Bác diện tích khoảng 20m2, đồ đạc rất đơn sơ. Góc trong kê một chiếc bàn tròn có đường kính 1m2, một chiếc ghế bành có tựa cao, bọc vải trắng. Góc bên đặt một chiếc đi văng, một chiếc tủ gỗ màu cánh gián và một chiếc giường vải xếp Bác vẫn nằm.

Chính tại căn phòng nhỏ bé này, Bác Hồ đã khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09, Nghị quyết 03 và các nghị quyết ban hành trong nhiệm kỳ 2020-2025

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09, Nghị quyết 03 và các nghị quyết ban hành trong nhiệm kỳ 2020-2025

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng yêu cầu cấp ủy các cấp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy, Nghị quyết số 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết đã ban hành trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Chính phủ bãi bỏ 10 nghị định

Chính phủ bãi bỏ 10 nghị định

Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2024/NĐ-CP ngày 20/8/2024 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Tập trung triển khai hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tập trung triển khai hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đang được cấp ủy, chính quyền ở Hà Tĩnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và có chuyển biến tích cực.
 [Infographic] Tiểu sử tân Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang

[Infographic] Tiểu sử tân Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang

Tại Quyết định số 1488-QĐNS/TW ngày 16/8/2024, Bộ Chính trị quyết định, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Ủy ban MTTQ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 85 ủy viên

Ủy ban MTTQ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 85 ủy viên

Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIV đã hiệp thương cử 85 vị vào Ủy ban MTTQ tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029, hiệp thương cử Ban Thường trực gồm 7 vị. Đồng chí Trần Nhật Tân được hiệp thương tái cử chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XV.
Ba bộ trưởng trả lời chất vấn sáng nay

Ba bộ trưởng trả lời chất vấn sáng nay

Bộ trưởng các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ trả lời chất vấn trước Thường vụ Quốc hội, sáng 20/8.
Phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Phát huy truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân cho biết, MTTQ các cấp tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị, khơi dậy truyền thống, nét đẹp văn hóa, con người Hà Tĩnh trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động Nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ.