TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Dưới đây là lời khuyên của TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng về những loại rau, quả nên bổ sung trong mùa hè
Dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền, bầu, bí….
Những loại rau này chứa rất nhiều nước. Chúng là nguồn silica tuyệt vời, bổ sung sức mạnh cho các mô liên kết. Trong dưa chuột có chứa nhiều vitamin A, B, C, acid folic và một số chất khoáng khác.
Chúng ta có thể thêm dưa chuột thái hạt lựu vào món salat rau và ngũ cốc hoặc chẻ dưa chuột cho bữa nhẹ.
Dưa chuột
Sinh tố xoài, dưa hấu, nước dừa, nước mía, xoài, dứa (thơm)….
Nắng nóng, lượng mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến bạn mất nước và khát nước. Một cốc sinh tố dưa hấu, nước dừa hay nước mía.. sẽ bù lại lượng nước và muối đã mất nhanh chóng.
Nếu da của bạn thường xuyên bị khô, hãy ăn xoài. Xoài chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin A. Vitamin A giúp bình thường hóa quá trình sản sinh và chu kỳ sống của các tế bào da.
Khi bạn bị trứng cá, là do sự sản sinh quá mức các tế bào trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da và bao gồm các tế bào chết về mặt sinh học. Những tế bào chết này kết hợp với bã nhờn hình thành mụn trứng cá. Với các chất dinh dưỡng trong quả xoài cũng cải thiện tình trạng trên.
Nước dừa
Rau lá xanh thẫm cung cấp vitamin, muối khoáng
Vitamin A có nhiều trong những loại rau lá xanh thẫm như: rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lốt, rau thơm, cà rốt...,
Vitamin nhóm B có chứa nhiều trong đậu đỗ, cám gạo, nước cam... Vitamin B là vitamin tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.
Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Rau quả có chứa nhiều kali như: cà chua, chuối, đậu nành… Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành.
Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu.
Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Các loại rau màu xanh đậm có chứa nhiều magiê như: cải xoăn, cải lá xanh và rau bina. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê, các loại hạt họ đậu….Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt.
Mồng tơi nấu cua
Các loại quả màu vàng, da xam cung cấp Vitamin, muối khoáng
Quả mầu vàng, mầu da cam như: đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa… chứa nhiều vitaminA
Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối…. Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho...
Các loại đậu và hạt: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.
Nước mía
Các loại rau thơm kích thích khả năng thèm ăn
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...
Men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin có trong dịch vị, các men của xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin có trong tuyến tuỵ.
Các nhóm họ đậu, rau đay, …. cung cấp đạm
Lượng đạm trong rau tươi nói chung là thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng đạm đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6%), rau muống (3,2%), rau sắng (3,9%), rau ngót (5,3%), cần tây (3,7%), rau đay (2,8%), rau dền (3,3%).
Đỗ xào
Cung cấp đường
Hàm lượng trung bình của đường trong rau tươi khoảng 3-4%, có những loại có tới 6-8%. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng.
Bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.