Những mùa mưa xa

Có những ngày mưa, tôi để mình trôi giữa những cơn mưa dầm trên đất đỏ Tây Nguyên. Mưa dạt vào lòng những nỗi nhớ buồn tênh…

Tôi không biết nơi nào gọi là quê, chỉ biết khi sinh ra đã ở trong khu tập thể của nông trường cà phê. Ngoại tôi là dân di cư từ miền Trung vào, xin làm công nhân nông trường khi mẹ còn là một đứa trẻ lên mười. Mẹ lớn lên bên ngoại, rồi yêu ba tôi, là người Bắc cũng di cư vào lập nghiệp. Ngày ấy miền đất đỏ này chẳng trù phú như bây giờ, toàn cỏ tranh cỏ gấu, phát đồi làm rẫy cũng mất cả mấy tháng trời để đào xới những vạt cỏ gai lâu năm. Bản tính con trai út được cưng chiều, ba chẳng chịu nổi cái khó cái khổ của công cuộc khai hoang, tôi tròn ba tháng tuổi thì ba tìm đường về quê nội. Nhà tôi thêm tiếng trẻ thơ và bớt đi bóng dáng của người đàn ông.

Những mùa mưa xa ảnh 1
Ảnh minh họa từ internet

Tôi lớn lên mạnh mẽ như cây cà phê được trồng giữa mảnh đất đỏ trù phú. Ngoại thương đứa cháu cút côi mà chăm bẵm lo lắng từng chút một. Mùa lúa, ngoại gánh gồng đi cắt lúa thuê, đi mót lúa sau vụ gặt. Khó khăn vậy mà nhà tôi luôn có nồi cơm thơm nhất khu tập thể, vì lúa mót có lẫn cả nếp, gạo tẻ, gạo dẻo, gạo thơm. Mùa ngô, ngoại sát thêm ngô non độn vào, ăn ngọt lịm dù chỉ ăn cơm với rau dại chấm kho quẹt. Tôi còn nhớ những mùa mưa đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất của tuổi thơ tôi. Khi những con mối cánh đầu tiên xuất hiện, ngoại đã tranh thủ gieo bí chanh, bí đỏ ở vạt đất sau vườn. Đến ngày mưa dầm, như thấy cả dây bí lớn và leo nhanh. Tôi thích cảm giác ngoại ra vườn chọn những đọt bí non vào tước hết dây để xào với nấm mối. Những lúc ấy ngoại lấy cọng bí làm cho tôi một chiếc kèn thổi toe toe, vừa thổi tôi vừa ríu ran đợi ngoại chuẩn bị những món ăn mà với tôi là ngon hết chỗ chê. Những bữa ăn đó, tràn ngập tiếng cười của tôi, cái nheo mắt của ngoại và mẹ thì chẳng còn trách mắng tôi vì điểm số ở trường nữa.

Ngoại tôi nghiện thuốc lá và cà phê. Sáng nào ngoại cũng pha mấy phin cà phê để ở hiên nhà, thể nào mấy chú công nhân đi làm sớm cũng tạt qua uống vài ngụm, nói mấy câu chuyện vui, rồi gom vào ít đường, ít cà phê nhân để ngoại tôi dùng vào sáng hôm sau. Ngoại còn chế thêm món cà phê kem, là chẻ cây đũa cho toe một đầu, cho vào ly vài giọt cà phê đen đặc và vài thìa đường, lấy đũa ấy đánh lên đến khi cà phê bông thành kem trắng mịn. Ngoại lấy kem ấy phết vào điếu thuốc lá, ai hút cũng khen ngon và đậm. Từ đó, ai uống cà phê ngoại pha đều gọi ngoại là má Hai.

Tôi không thích mấy món đó, nhưng tụi nhóc trong khu tập thể chúng tôi cũng biết cà phê là thứ giúp mình có tiền tiêu vặt. Mùa cuối năm cả bọn rủ nhau đi lượm mót, còn về tranh nhau nhặt cà phê vỡ được sàng ra bãi trấu trước trường học. Có năm cà phê để lâu mắc mưa bị thâm đen, nông trường phải thuê người vào nhặt, là cả bọn lại rủ nhau bao bì thúng mủng vào kho. Nhắc đến chuyện đi lượm cà phê đen mà không thể nhịn cười. Đúng là khi lợi ích được đặt lên hàng đầu thì mọi thứ chỉ đứng thứ hai thậm chí là đứng chót. Lũ chúng tôi thân thiết với nhau là thế, khi vào đến kho thì giành giật nhau chỗ ngồi, căn từng ly từng tí, giành nhau bao nào nhiều hạt đen hơn để nhặt, chẳng thiết tha nhớ là mới tối qua còn cùng nhau chơi u, chơi cò cò, còn chia nhau mấy củ khoai nướng, mấy bắp ngô non. Mặt mũi đứa nào cũng lấm lem bụi bặm, tiếng cãi nhau chí chóe, tiếng máy xay ầm ầm, tiết sột soạt bao bì… Tôi là đứa ít tranh giành nhất, cứ ngồi im, nhìn cảnh tượng ấy, hòa vào giữa những thanh âm ấy chỉ biết tủm tỉm cười. Thể nào tí nữa ra về đứa nọ cũng lấy tiền công thu được mà mua kem cho đứa kia vì lúc nãy lỡ nói nặng lời. Đâu cũng vào đó, vậy mà lúc lượm cực khổ tranh giành nhau chi không biết?

Hồi ấy cả xóm toàn công nhân di cư từ mọi miền vào sinh sống, cơ cực chỉ lo miếng ăn đã khốn khổ rồi, lấy đâu ra nghĩ đến việc mua những thứ xa xỉ phẩm như radio và tivi? Chỉ có cô hàng xóm sát vách nhà tôi, có chú người yêu làm thợ mộc, hôm cưới nhau chú ấy tặng cô một cái đài nghe được cả băng cát sét, to bằng con heo con, cả lũ nhóc xúm xít lại xem. Trong cái cục đen sì phát ra nhiều âm thanh vui tai lắm, nghe được cả giọng cô phát thanh viên từ thủ đô nhé. Tôi nghe xong lật đật chạy về hỏi mẹ: “Mẹ ơi ba ở Hà Nội hả mẹ? Mẹ hỏi cô phát thanh viên xem có biết ba mình không mẹ?”. Tôi chỉ nghe loáng thoáng về ba, cứ nghe đến Hà Nội là nghĩ rằng có ba tôi ở đó. Khi ấy đài hay phát những ca khúc về thủ đô, nghe sao mà đẹp đến thế. Tôi nằm nghe lỏm tiếng nhạc mà mơ về nơi có mùi hoa sữa, có mùa thu vàng, mùa đông lạnh, có hương cốm, có nhành đào phai. Tuổi thơ vô tình hỏi những điều rất đỗi ngu ngơ, biết đâu trong mắt mẹ có những giọt long lanh chợt vỡ? Có lẽ, mẹ cũng như tôi, cũng mơ về Hà Nội, vì nơi ấy có người đàn ông đã từng là của mẹ, người đàn ông mẹ rất thương yêu.

Vợ chồng cô hàng xóm có một dạo thường xuyên cãi nhau, tôi chẳng biết vì lí do gì, chỉ biết một hôm chú ấy say khướt về to tiếng rồi… rầm… cái đài nát bét. Lũ nhóc chúng tôi lại tiếc ngẩn tiếc ngơ, những giấc mơ của tôi nát vụn. Nhưng may thay, cuối xóm có vợ chồng cô giáo viên chuyển đến có chiếc tivi trắng đen hay hơn cả cái đài, vì có tiếng lại được thấy cả hình. Thế là từ hôm ấy lũ nhóc chúng tôi bớt đi chơi, canh giờ là về tắm rửa sạch sẽ, đợi đến giờ chiếu phim là giục bố mẹ dắt xuống nhà cô chú ấy xem vô tuyến. Mẹ hay cõng tôi đi xem phim, tôi còn nhớ rõ trên đoạn đường có một cây bơ to. Đến mùa bướm, trên cây ấy có một lũ sâu trắng bằng ngón chân cái, trên mình đầy gai nhọn. Mỗi lần cõng tôi qua đoạn đường ấy là mẹ bảo tôi nhắm mắt lại, đừng nghĩ về mấy con sâu mà nghĩ về cái gì khác sẽ hết sợ. Tôi nhắm mắt, nghĩ về mấy cục kẹo đậu phộng bọc đường mà nuốt nước bọt, đến khi tưởng tượng được cắn một miếng thì mẹ bảo mở mắt ra, đừng sợ nữa vì đã đi khá xa cây bơ rồi. Tôi luyến tiếc, đánh ực một cái, ngoái nhìn bóng cây bơ mờ dần phía sau.

Tuổi thơ ấy cũng trôi qua nhanh, khu tập thể giải tỏa, nông trường chia đất, khoán cho công nhân làm ăn theo sản phẩm. Gia đình tôi khi ấy chơi vơi, vì chẳng đủ tiền làm ngôi nhà mới phải xin ở nhờ. Trên mảnh đất được chia, ngoại và mẹ trồng đậu xanh đậu phộng, làm tạm cái chuồng heo con con để có thêm tiền. Cả khu đất được chia, nhà nào cũng tranh thủ trồng cà phê, trồng xen cây ngắn ngày, có nhà tích góp được tiền thì làm ngôi nhà gỗ nho nhỏ. Chủ nhà mà gia đình tôi ở nhờ hằng ngày nhắc nhở, ngoại tôi buồn rầu. Thế rồi một ngày, ngoại và mẹ quyết định làm nhà mới từ những miếng gỗ cũ, từ tiền bán heo và bán đậu xanh, ngôi nhà tí hin được cất lên với nền đất nhấp nhô. Biết là vất vả đấy, nhưng ba bà cháu vui mừng vì đây là nhà của mình, chẳng sợ phải đi ở nhờ nữa. Ngoại già và yếu dần, nhưng may là bỏ được thuốc lá và cà phê. Trải qua biết bao mùa mưa trên mảnh đất này, đến ngày tôi xa ngoại về thủ đô học, tự mình khám phá những giấc mơ ngày thơ ấu.

Ngoại mất, vào một ngày tôi chưa kịp định hình những điều mình sẽ làm, ngày mà tôi chưa kịp nói với ngoại rằng tôi sẽ mang về cho ngoại những gì số phận đã đánh cắp đi. Nhưng có lẽ, ngoại chẳng cần đến nữa. Với ngoại, gia sản lớn nhất có lẽ là đứa cháu gái đã lớn khôn.
Mưa vẫn rơi, ngoài trời, xanh những triền đồi đầy hoa dại…

Theo vannghequandoi

Đọc thêm

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...