Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Trở về cuộc sống đời thường, các cựu quân nhân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại xông pha, xung kích trên mặt trận kinh tế, trở thành những doanh nhân thành đạt, là điểm sáng để Nhân dân, đồng đội học và làm theo.

Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Sửu (áo trắng) hướng dẫn công nhân chăm sóc đàn lợn sau cai sữa...

Từng đeo ba lô, mang vũ khí lên đường đánh giặc cứu nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, giải ngũ về địa phương, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Sửu (75 tuổi, thôn Tiến Châu, xã Thạch Châu) trở thành một doanh nhân thành đạt. Hiện nay, ông là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn, Đầu tư và Xây dựng Miền Trung - một doanh nghiệp đã tạo ra được nhiều dấu ấn lớn trên nhiều công trình cả trong và ngoài tỉnh với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng.

CCB Nguyễn Văn Sửu cho hay: "Với mong muốn tạo việc làm cho bà con, nhất là các CCB địa phương, cách đây 5 năm, tôi mở trang trại nuôi lợn tập trung ở xã Tân Lộc (Lộc Hà). Hiện nay, khu trang trại đang nuôi theo hình thức khép kín với 320 con nái, mỗi năm xuất chuồng 540 tấn lợn thương phẩm, doanh thu 35 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 13 lao động với mức lương khoảng 8 - 9 triệu đồng/người/tháng.

Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

Mỗi năm, mô hình nuôi lợn của CCB Nguyễn Văn Sửu xuất chuồng 540 tấn lợn thương phẩm.

CCB Phan Công Hiền (66 tuổi, thôn Minh Ngọc, xã Thạch Châu) cũng là một tấm gương sáng trên mặt trận kinh tế. Bằng những kiến thức có được trong 7 năm ở đơn vị bộ đội làm kinh tế, ông đã về quê tiếp tục tự mày mò, học hỏi, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật về nghề mộc.

Ông Phan Công Hiền cho biết: "Hiện, khu xưởng của tôi có diện tích hơn 2.000 m2, sản xuất đầy đủ các mặt hàng dân dụng, giải quyết việc làm 10 lao động với mức lương trên 15 triệu đồng/người/tháng, doanh thu gần chục tỷ đồng/năm, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm".

Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

Xưởng mộc của CCB Phan Công Hiền (ngoài cùng bên phải) có đầy đủ các mặt hàng dân dụng, từ đơn giản đến cao cấp.

Đặc biệt, dù không một ngày nào được đào tạo, học nghề chính thức nhưng CCB Phan Công Hiền được xem là người đặt nền móng cho nghề mộc trong vùng. "Không chỉ tạo việc làm cho con em đồng đội, các CCB, bà con làng xóm mà ông còn uốn nắn, chỉ dạy để họ trở thành những người thợ giỏi. Trong số đó đã có hơn 10 người tự tách ra mở xưởng mộc riêng, làm ăn khấm khá.

Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kín của CCB Trần Thị Long (thị trấn Lộc Hà) mỗi năm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Cũng từng gắn bó 4 năm trong môi trường quân ngũ, bà Trần Thị Long (65 tuổi, ở tổ dân phố Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà) trở về quê hương và gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản ở cửa sông. Sau hàng chục năm gắn bó với sông nước, con cua, con cá, gia đình bà đã trở thành một trong những cơ sở nuôi trồng thủy sản lớn nhất trên địa bàn.

Hiện khu nuôi trồng 5,5 ha của gia đình đã có hơn 1 ha nuôi thâm canh, áp dụng công nghệ cao; mỗi năm doanh thu từ 1,5 - 2 tỷ đồng, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Những ông chủ từng mặc áo lính ở Lộc Hà

Phó Chủ tịch Hội CCB Lộc Hà Lê Văn Sao thăm hỏi, động viên các hội viên chăm lo làm ăn, phát triển các mô hình kinh tế...

Ông Lê Văn Sao - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lộc Hà cho biết: “Để giúp đỡ đồng đội, hội viên vượt qua khó khăn, vươn lên khấm khá, giàu có, chúng tôi thường xuyên động viên, giúp đỡ, đồng hành. Đến thời điểm này, toàn huyện đang có hơn 100 CCB là giám đốc doanh nghiệp, đứng đầu các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ các trang trại giàu có, mỗi năm doanh thu từ 300 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng”.

"Với phẩm chất của những người lính Cụ Hồ, nhiều CCB trên quê hương Lộc Hà đều là những tấm gương tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đóng góp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho chính hội viên, người dân và địa phương” - ông Lê Văn Sao tự hào.

Chủ đề Cựu binh Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.