Nội tình đằng sau chuyện ngoại trưởng Mỹ bị sa thải

Theo các quan chức thân với ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson vô cùng thất vọng khi ông chủ Nhà Trắng đồng ý gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi ông đang có chuyến thăm châu Phi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13-3 bất ngờ tuyên bố thay Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo giữa lúc chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên mạng xã hội Twitter: "Ông Mike Pompeo, giám đốc CIA, sẽ trở thành tân ngoại trưởng Mỹ của chúng ta. Cảm ơn Rex Tillerson vì sự phục vụ của ông. Bà Gina Haspel sẽ trở thành tân giám đốc CIA và là người phụ nữ đầu tiên được chọn vào vị trí này. Xin chúc mừng tất cả".

Ngay khi được đề cử làm tân ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo nói rằng ông vô cùng biết ơn Tổng thống Donald Trump vì cho phép ông đứng đầu CIA trong thời gian qua và cơ hội đảm nhận vai trò ngoại trưởng sắp tới đây. Về phần mình, bà Haspel cho biết bản thân rất vui mừng khi được ông chủ Nhà Trắng chỉ định làm giám đốc CIA. Tuy nhiên quyết định bổ nhiệm ông Pompeo và bà Haspel cần phải được Thượng viện thông qua.

noi tinh dang sau chuyen ngoai truong my bi sa thai

Từ trái qua: Các ông Rex Tillerson, Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trên đường đến dự một cuộc họp hôm 13-1. Ảnh: Reuters

Một quan chức cấp cao nói với đài CNN rằng ông Donald Trump đã yêu cầu cựu giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Exxon Mobil từ chức hôm 9-3. Quan chức này cho hay ông Donald Trump nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để thay đổi nhân sự nhằm chuẩn bị cho các cuộc gặp với Triều Tiên và các cuộc đàm phán thương mại khác.

Theo tờ Washington Post (Mỹ), nhà ngoại giao đứng đầu nước Mỹ buộc phải rút ngắn chuyến công du ở châu Phi để trở về Washington hôm 12-3 sau khi bị yêu cầu từ chức. Các quan chức Nhà Trắng cho biết căng thẳng trong mối quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã âm ỉ trong những tháng qua và lên đến đỉnh điểm hồi tuần trước.

Mâu thuẫn giữa ông Donald Trump và ông Tillerson xoay quanh nhiều vấn đề từ thương mại, biến đổi khí hậu, cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ và chính sách Iran. Theo các quan chức thân với ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson vô cùng thất vọng khi ông chủ Nhà Trắng đồng ý gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi ông đang có chuyến thăm châu Phi.

Một phát ngôn viên của ông Tillerson cho biết ông có ý định tiếp tục công việc, không biết lý do bản thân bị sa thải và cũng chưa nói chuyện trực tiếp với ông Donald Trump về vấn đề này.

Theo báo Washinngton Post, hồi tháng 11 năm ngoái, Nhà Trắng chuẩn bị kế hoạch thay ông Pompeo vào vị trí của ông Tillerson và Tổng thống Donald Trump nghiêm túc xem xét sự chuyển giao quyền lực này. Tuy nhiên, sau đó ông Trump được thuyết phục duy trì đội ngũ nhân sự hiện tại.

Một quan chức nội các tiết lộ ông Pompeo thường được nhìn thấy trong nhiều cuộc họp vốn không liên quan đến cơ quan do ông lãnh đạo, đơn giản chỉ vì được Tổng thống Donald Trump "sủng ái".

Theo NLĐ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.