Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, nông dân Hà Tĩnh đang tất bật gọi máy cày làm đất, đắp bờ, gieo cấy lúa vụ xuân. Dù thời tiết mưa rét kéo dài nhưng bà con nông dân vẫn ra đồng cho kịp thời vụ, tiếng cười nói râm ran khắp ruộng đồng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Đầu tháng 1 đến nay, trên những cánh đồng ở huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân..., bà con nông dân đang tất bật đắp bờ, lấy nước, lái máy cày xới đất ruộng để gieo sạ vụ lúa mới.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Ngày trước, trâu, bò là sức kéo chính khi đến mùa vụ, song những năm gần đây máy cày đã được sử dụng phổ biến. Trên cánh đồng ở xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà), chủ máy đang xới đi xới lại nhiều vòng để đất ruộng nhuyễn. Mỗi ngày, máy cày có thể cày xới cả nghìn m2 đất ruộng. Với mỗi sào, người dân khi thuê máy phải trả 130.000-170.000 đồng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết, vụ xuân 2023, huyện Thạch Hà sản xuất khoảng 8.000 ha lúa, chủ yếu là gieo sạ. Ngay từ đầu vụ, người dân địa phương đã thuê máy làm đất và ngâm ủ giống để gieo đúng vụ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Thời tiết đợt này mưa rét đã ảnh hưởng ít nhiều đến mạ gieo song nhiệt độ còn đảm bảo trên 15 độ nên người dân tận dụng ra đồng gieo cấy đúng lịch thời vụ. Các năm trước, đa phần việc gieo cấy hoàn thành trước tết Nguyên đán song năm nay phải sau tháng 2 mới hoàn thành”, ông Thuận nói.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại cánh đồng lớn ở thị xã Hồng Lĩnh, ông Bùi Văn Lý (62 tuổi, trú tổ dân phố 2, phường Đậu Liêu) đang gieo thẳng giống Nếp 98 và VNR20.

“Với các giống lúa cải tiến và máy móc hiện đại hỗ trợ làm ruộng nên năng suất lúa ngày một cao. Năm nay việc gieo cấy chậm hơn và phải ra tết Nguyên đán mới hoàn thành”, ông nói.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Cạnh đó, bà Phan Thị Đông (60 tuổi) đang đắp lại bờ, tát nước để ruộng lúa đạt yêu cầu khi gieo sạ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại nhiều khoảnh ruộng sau khi cày xới tơi đất, người dân sẽ dùng bàn gạt bằng gỗ đẩy lại nhiều lần để ruộng được phẳng trước khi gieo lúa.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Lúa để gieo được mua tại các cửa hàng giống hoặc chọn lọc từ lúa đã thu hoạch. Lúa giống được ngâm và ủ trong bao tải khoảng 3 ngày, khi đã nảy mầm sẽ đem ra ruộng gieo. Trung bình mỗi sào ruộng được người dân gieo hết khoảng 3 kg lúa giống.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Khi gieo phải đi dưới ruộng theo từng hàng, bốc từng nhúm rải lúa giống xuống mặt bùn thật đều tay, nếu không sau này lúa mọc không đều, chỗ nhiều, chỗ ít, phải đi dắm lại cho đều, mất nhiều thời gian”, ông Trần Văn Vinh (56 tuổi, phường Đậu Liêu), chia sẻ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại cánh đồng Đập Hàn ở xã Xuân Lĩnh (Nghi Xuân), từng tốp phụ nữ đang giúp nhau cấy lúa để đám mạ non kịp phát triển. Do mưa, rét kéo dài nên bà con phải mang áo mưa để gieo cấy kịp lịch thời vụ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Hơn 6 sào lúa vụ xuân, chủ yếu là các giống N24 và VNR10. Đến mùa vụ, chị em cùng thôn lại hỗ trợ nhau gieo sạ, cấy từng ruộng để đúng lịch thời vụ”, bà Minh (60 tuổi, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân) cho hay.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Lúa giống gieo khoảng 20-25 ngày sẽ đạt chiều cao hơn 10 cm, chất lượng thân mạ mập, ngọn phát triển tốt. Lúc này, bà con sẽ nhổ mạ cấy theo hàng lối, sâu xuống bùn, cách nhau đều đặn 10-15 cm.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Khoảnh ruộng của gia đình đầy nước sau những đợt mưa nên chị Huế (46 tuổi, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân) phải dùng thau múc ra ngoài. Chị Huế cho biết, khi gieo nếu ruộng ngập nước sẽ khiến gốc lúa không cắm xuống bùn dẫn đến hư hỏng. Người dân ngoài việc tát nước thường xuyên còn phải chuẩn bị mạ non để dắm vào các vị trí lúa hỏng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Sau khi lúa được gieo, nông dân phải đi phun thuốc trừ cỏ. Việc phun thuốc thường làm vào chiều muộn, mỗi sào sẽ được phun khoảng một bình 20 lít thuốc pha với nước.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Sau một tuần, cây lúa mọc lên 2 lá, cao khoảng 5 cm. Lúc này, nông dân ra ruộng quan sát, những chỗ nào lúa mọc dày đặc thì phải nhổ bớt, đem cắm tại những điểm chưa có mầm lúa nảy lên. Người dân còn dùng màng nilon để bảo vệ lúa và hạn chế chuột phá hoại khi vừa xuống giống.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại những cánh đồng lớn ở huyện Can Lộc, người dân đã gieo thẳng phần lớn diện tích. Ông Phan Cao Kỳ, Trưởng phòng NN&PTN huyện Can Lộc cho biết, vụ xuân 2023, Can Lộc đặt kế hoạch gieo cấy 9.178 ha lúa. Huyện cũng tập trung cao cho việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, chuyển đổi, tập trung ruộng đất (khoảng trên 1.300 ha); đồng thời chủ động thông tin, hướng dẫn các xã, thị trấn thông báo với người dân để tiến hành gieo cấy lúa đúng lịch thời vụ. Hiện, toàn huyện đã gieo cấy hơn 1.700 ha, chủ yếu là gieo thẳng.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống được gần 170 ha mạ, cấy hơn 120 ha, gieo thẳng gần 2.200 ha. Chủ yếu là các loại giống thuộc trà xuân trung gồm: chiêm nếp, IR1820, Xi23, NX30, XT28; trà xuân muộn gồm các giống: P6, Nếp 98, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111.

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.