Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, nông dân Hà Tĩnh đang tất bật gọi máy cày làm đất, đắp bờ, gieo cấy lúa vụ xuân. Dù thời tiết mưa rét kéo dài nhưng bà con nông dân vẫn ra đồng cho kịp thời vụ, tiếng cười nói râm ran khắp ruộng đồng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Đầu tháng 1 đến nay, trên những cánh đồng ở huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân..., bà con nông dân đang tất bật đắp bờ, lấy nước, lái máy cày xới đất ruộng để gieo sạ vụ lúa mới.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Ngày trước, trâu, bò là sức kéo chính khi đến mùa vụ, song những năm gần đây máy cày đã được sử dụng phổ biến. Trên cánh đồng ở xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà), chủ máy đang xới đi xới lại nhiều vòng để đất ruộng nhuyễn. Mỗi ngày, máy cày có thể cày xới cả nghìn m2 đất ruộng. Với mỗi sào, người dân khi thuê máy phải trả 130.000-170.000 đồng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết, vụ xuân 2023, huyện Thạch Hà sản xuất khoảng 8.000 ha lúa, chủ yếu là gieo sạ. Ngay từ đầu vụ, người dân địa phương đã thuê máy làm đất và ngâm ủ giống để gieo đúng vụ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Thời tiết đợt này mưa rét đã ảnh hưởng ít nhiều đến mạ gieo song nhiệt độ còn đảm bảo trên 15 độ nên người dân tận dụng ra đồng gieo cấy đúng lịch thời vụ. Các năm trước, đa phần việc gieo cấy hoàn thành trước tết Nguyên đán song năm nay phải sau tháng 2 mới hoàn thành”, ông Thuận nói.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại cánh đồng lớn ở thị xã Hồng Lĩnh, ông Bùi Văn Lý (62 tuổi, trú tổ dân phố 2, phường Đậu Liêu) đang gieo thẳng giống Nếp 98 và VNR20.

“Với các giống lúa cải tiến và máy móc hiện đại hỗ trợ làm ruộng nên năng suất lúa ngày một cao. Năm nay việc gieo cấy chậm hơn và phải ra tết Nguyên đán mới hoàn thành”, ông nói.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Cạnh đó, bà Phan Thị Đông (60 tuổi) đang đắp lại bờ, tát nước để ruộng lúa đạt yêu cầu khi gieo sạ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại nhiều khoảnh ruộng sau khi cày xới tơi đất, người dân sẽ dùng bàn gạt bằng gỗ đẩy lại nhiều lần để ruộng được phẳng trước khi gieo lúa.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Lúa để gieo được mua tại các cửa hàng giống hoặc chọn lọc từ lúa đã thu hoạch. Lúa giống được ngâm và ủ trong bao tải khoảng 3 ngày, khi đã nảy mầm sẽ đem ra ruộng gieo. Trung bình mỗi sào ruộng được người dân gieo hết khoảng 3 kg lúa giống.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Khi gieo phải đi dưới ruộng theo từng hàng, bốc từng nhúm rải lúa giống xuống mặt bùn thật đều tay, nếu không sau này lúa mọc không đều, chỗ nhiều, chỗ ít, phải đi dắm lại cho đều, mất nhiều thời gian”, ông Trần Văn Vinh (56 tuổi, phường Đậu Liêu), chia sẻ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại cánh đồng Đập Hàn ở xã Xuân Lĩnh (Nghi Xuân), từng tốp phụ nữ đang giúp nhau cấy lúa để đám mạ non kịp phát triển. Do mưa, rét kéo dài nên bà con phải mang áo mưa để gieo cấy kịp lịch thời vụ.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

“Hơn 6 sào lúa vụ xuân, chủ yếu là các giống N24 và VNR10. Đến mùa vụ, chị em cùng thôn lại hỗ trợ nhau gieo sạ, cấy từng ruộng để đúng lịch thời vụ”, bà Minh (60 tuổi, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân) cho hay.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Lúa giống gieo khoảng 20-25 ngày sẽ đạt chiều cao hơn 10 cm, chất lượng thân mạ mập, ngọn phát triển tốt. Lúc này, bà con sẽ nhổ mạ cấy theo hàng lối, sâu xuống bùn, cách nhau đều đặn 10-15 cm.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Khoảnh ruộng của gia đình đầy nước sau những đợt mưa nên chị Huế (46 tuổi, xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân) phải dùng thau múc ra ngoài. Chị Huế cho biết, khi gieo nếu ruộng ngập nước sẽ khiến gốc lúa không cắm xuống bùn dẫn đến hư hỏng. Người dân ngoài việc tát nước thường xuyên còn phải chuẩn bị mạ non để dắm vào các vị trí lúa hỏng.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Sau khi lúa được gieo, nông dân phải đi phun thuốc trừ cỏ. Việc phun thuốc thường làm vào chiều muộn, mỗi sào sẽ được phun khoảng một bình 20 lít thuốc pha với nước.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Sau một tuần, cây lúa mọc lên 2 lá, cao khoảng 5 cm. Lúc này, nông dân ra ruộng quan sát, những chỗ nào lúa mọc dày đặc thì phải nhổ bớt, đem cắm tại những điểm chưa có mầm lúa nảy lên. Người dân còn dùng màng nilon để bảo vệ lúa và hạn chế chuột phá hoại khi vừa xuống giống.

Nông dân Hà Tĩnh: Rộn ràng đồng ruộng vào vụ xuân

Tại những cánh đồng lớn ở huyện Can Lộc, người dân đã gieo thẳng phần lớn diện tích. Ông Phan Cao Kỳ, Trưởng phòng NN&PTN huyện Can Lộc cho biết, vụ xuân 2023, Can Lộc đặt kế hoạch gieo cấy 9.178 ha lúa. Huyện cũng tập trung cao cho việc phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, chuyển đổi, tập trung ruộng đất (khoảng trên 1.300 ha); đồng thời chủ động thông tin, hướng dẫn các xã, thị trấn thông báo với người dân để tiến hành gieo cấy lúa đúng lịch thời vụ. Hiện, toàn huyện đã gieo cấy hơn 1.700 ha, chủ yếu là gieo thẳng.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống được gần 170 ha mạ, cấy hơn 120 ha, gieo thẳng gần 2.200 ha. Chủ yếu là các loại giống thuộc trà xuân trung gồm: chiêm nếp, IR1820, Xi23, NX30, XT28; trà xuân muộn gồm các giống: P6, Nếp 98, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.