Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh đang bắt đầu bước vào đợt gieo cấy tập trung lúa vụ xuân 2023. Theo kế hoạch sản xuất của tỉnh, thời vụ chính tại các địa phương sẽ diễn ra đồng loạt từ nay đến ngày 8/2/2023.

Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

Chị Trần Thị Thương cùng nhiều bà con tập trung ra đồng làm đất, xuống giống vụ lúa xuân

Là địa phương có ưu thế về sản xuất các giống lúa nếp như Nếp 98, Nếp 87, hiện nay, mùa gieo cấy đã bắt đầu rộn ràng trên nhiều cánh đồng huyện Can Lộc. Bà con các xã Xuân Lộc, Sơn Lộc, Kim Song Trường, Khánh Vĩnh Yên, thị trấn Nghèn, Thiên Lộc… đang tất bật ra đồng vừa làm đất, vừa xuống giống, báo hiệu một vụ mùa mới đang về.

Gác lại những công việc thường ngày, ngay từ sáng sớm, chị Trần Thị Thương (thôn Trung Xá, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc) đã ra đồng tập trung hoàn thành khâu làm đất, chuẩn bị gieo thẳng hơn 6 sào Nếp 98.

Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

Các giống: Nếp 98, Nếp 87, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111… được nông dân Can Lộc sử dụng trong vụ xuân

Chị Thương chia sẻ: “Toàn bộ diện tích đều gieo thẳng, nguồn nước chủ động nên trong 3 ngày là sẽ xong hơn 6 sào. Năm nay quá trình làm đất được thực hiện tốt nên chân ruộng mềm, dễ gieo cấy hơn hẳn. Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm so với năm 2022 nên chúng tôi phấn khởi bước vào vụ mới”.

Trên cánh đồng lớn của xã Kim Song Trường, bà con nông dân cũng đang tranh thủ gieo cấy một số giống thuộc trà xuân muộn (từ 130-135 ngày) như Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Nếp 98, Nếp 87…

Anh Nguyễn Tuấn Mạnh (thôn Kim Thịnh, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) cho biết: “Gia đình chủ yếu sản xuất các giống nếp nên thời điểm này xuống giống là đảm bảo lịch thời vụ. Khoảng 2 ngày nữa cơ bản gia đình sẽ hoàn thành gieo cấy lúa nếp, còn các giống như Hà Phát 3, Bắc Thịnh thì ra tết mới gieo”.

Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

Vụ xuân 2023, Can Lộc đặt kế hoạch gieo cấy 9.178 ha lúa.

Cùng với đó, bà con nông dân huyện Can Lộc cũng đang tập trung hoàn thành khâu lấy nước, làm đất, kiểm tra hệ thống thủy lợi, tiến hành khử chua đồng ruộng để sẵn sàng xuống giống số diện tích còn lại trong thời gian tới.

Anh Trần Văn Tuấn – chủ máy cày xã Sơn Lộc cho biết: “Đợt này mình phải làm cả ngày, không có thời gian nghỉ trưa để tranh thủ làm đất thật kỹ đợt cuối cho bà con. Năm nay nguồn nước dồi dào nên quá trình chạy máy cũng dễ dàng, đỡ tốn thời gian và chi phí xăng dầu”.

Theo ông Phan Cao Kỳ - Trưởng phòng NN&PTN huyện Can Lộc, vụ xuân 2023, Can Lộc đặt kế hoạch gieo cấy 9.178 ha lúa, là một trong những địa phương có diện tích sản xuất lớn của tỉnh. Vì thế, ngay từ đầu vụ, huyện tập trung cao cho phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, chuyển đổi, tập trung ruộng đất (khoảng trên 1.300 ha); đồng thời chủ động thông tin, hướng dẫn các xã, thị trấn thông báo với người dân để tiến hành gieo cấy lúa đúng lịch thời vụ. Đến nay, toàn huyện đã gieo cấy hơn 1.700 ha, chủ yếu là gieo thẳng.

Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

Bà con nông dân xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân tiến hành cấy các giống Xi23, NX30, XT28.

Do đặc thù về địa hình, khó khăn trong nguồn nước tưới nên một số vùng thuộc các xã Cổ Đạm, Cương Gián, Đan Trường, Xuân Hội, Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân)... chủ yếu sản xuất giống lúa như Xi23, NX30, XT28. Hiện nay, nhờ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật về phòng chống rét nên mạ phát triển tốt, bà con đã bắt đầu cấy lúa cho kịp thời vụ.

Vụ xuân năm nay, chị Cao Thị Liệu (thôn Kiều Văn, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân) gieo cấy gần 4 sào. Vì đặc trưng là vùng sâu trũng nên bà con ở đây chủ yếu sử dụng giống Xi23, NX30, XT28. Chị Liệu chia sẻ: “Chúng tôi tuân thủ quy trình kỹ thuật khi bắc mạ, đặc biệt là che phủ ni lông. Nhờ đó, sản xuất đầu vụ tương đối thuận lợi. Trong khoảng 2 ngày tới chúng tôi sẽ xuống đồng cấy hết diện tích”.

Được biết, đến thời điểm hiện nay, huyện Nghi Xuân đã bắc được hơn 62 ha mạ, cấy hơn 120 ha và gieo thẳng hơn 210 ha, chủ yếu là các giống dài ngày như chiêm nếp, Xi23, NX30,…

Nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ gieo cấy lúa xuân

Theo lịch thời vụ, từ nay đến ngày 8/2/2023 sẽ là thời vụ gieo cấy tập trung của hơn 80% diện tích lúa xuân 2023.

Trong vụ xuân 2023, các địa phương có diện tích gieo cấy lớn là huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ,… Từ nay đến ngày 8/2/2023 sẽ là thời vụ gieo cấy tập trung của hơn 80% diện tích toàn tỉnh. Trong đó, tập trung lớn nhất là nhóm giống chủ lực, nhóm giống có tiềm năng năng suất, chất lượng và triển vọng cao, thời gian sinh trưởng từ 120-135 ngày như: Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Nếp 98, Nếp 87, Bắc Thịnh, ADI28, HDT10, HD11, Hà Phát 3, VNR20, ADI 168…

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống được gần 170 ha mạ, cấy hơn 120 ha, gieo thẳng gần 2.200 ha. Chủ yếu là các loại giống thuộc trà xuân trung gồm: chiêm nếp, IR1820, Xi23, NX30, XT28; trà xuân muộn gồm các giống: P6, Nếp 98, Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111…

Vụ xuân 2023, thời điểm xuống giống các trà lúa chính cơ bản trùng với tiết Đại Hàn - Lập Xuân nên khả năng sẽ gặp rét đậm rét hại; giai đoạn lúa trổ bông vào đầu tháng 3 âm lịch nên nguy cơ gặp gió mùa đông bắc rất cao. Vì vậy, các địa phương cần theo dõi sát, tập trung chỉ đạo thời điểm xuống giống vùng thâm canh cao vào cuối khung lịch thời vụ của các trà lúa; những vùng đất xấu, thâm canh thấp thì bố trí vào đầu lịch thời vụ. Đồng thời, bà con nông dân cần phải tuân thủ quy trình gieo cấy, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm đảm bảo cho vụ mùa sản xuất thắng lợi.

Ông Nguyễn Trí Hà
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.