Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, bà con nông dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đồng loạt ra đồng làm đất và gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023 để đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Trên khắp các xứ đồng ở xã Xuân Viên (Nghi Xuân), không khí sản xuất gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023 của bà con nông dân đã nhộn nhịp từ nhiều ngày nay.

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Chị Hoàng Thị Mến (thôn Gia Phú, xã Xuân Viên) cho biết: "Gia đình tôi tiến hành gieo trỉa 4 sào ngô vụ xuân. Được hỗ trợ 50% giống từ chính sách của huyện nên năm nay tôi quyết định mở rộng diện tích trồng ngô lên hơn 1 sào so với năm trước".

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

"Trước đây tôi sử dụng giống ngô truyền thống, nay đổi sang giống ngô lai NK 7328 để chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh, hi vọng cho năng suất cao hơn" - chị Mến cho hay.

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Theo kế hoạch, toàn xã Xuân Viên sản xuất ngô vụ xuân năm 2023 trên diện tích 110 ha, tăng hơn 20 ha so với năm trước. "Diện tích ngô tăng là do người dân giảm diện tích trồng lạc, bởi chi phí đầu vào cho cây lạc khá cao trong khi thị thường tiêu thụ khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp. Hiện tại, xã đã kịp thời cung ứng 1,3 tấn ngô giống cho các hộ dân tiến hành gieo trỉa", ông Phan Xuân Thủy – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Viên cho biết.

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Thời điểm này, trên các vùng sản xuất của xã Xuân Mỹ, bà con nông dân cũng tất bật ra đồng, gieo trỉa ngô vụ xuân. Ông Phan Văn Luyện (thôn Hồng Mỹ, xã Xuân Mỹ) cho biết: Vụ ngô năm nay gia đình gieo trỉa hơn 4 sào, đều cơ cấu các loại giống chất lượng cao như: NK4300, Max 7379...

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Theo bà Trần Thị Hiếu - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ, đây là thời điểm bắt đầu xuống giống cho ngô vụ xuân. Chính quyền địa phương đang tập trung chỉ đạo, khuyến cáo bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi để phủ kín diện tích 128 ha, phấn đấu đạt sản lượng hơn 584 tấn. Đối với ngô sinh khối bố trí linh hoạt thời vụ để tạo thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi, ngô lấy hạt thời vụ gieo trỉa kết thúc trước 20/2/2023.

Nông dân Nghi Xuân ra đồng gieo trỉa ngô vụ xuân năm 2023

Để sản xuất ngô vụ xuân đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp huyện Nghi Xuân đang tập trung chỉ đạo các địa phương bám sát kế hoạch, lịch thời vụ. Ngành chức năng cũng tăng cường hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật như gieo trỉa mật độ phù hợp, chế độ chăm bón theo quy trình, phát hiện sớm sâu bệnh... để cây ngô sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Theo kế hoạch, huyện Nghi Xuân sản xuất trên diện tích 850 ha ngô vụ xuân năm 2023, chủ yếu tập trung tại các xã: Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Yên, Cổ Đạm, Xuân Thành. Để nâng cao năng suất, sản lượng, huyện bố trí cơ cấu các loại giống mới như: NK4300, Max 7379, SSC586, NK7328. Hiện tại, các địa phương đã cung ứng 15 tấn giống; trong đó 5,8 tấn giống được hỗ trợ từ chính sách của huyện đảm bảo gieo trỉa đủ diện tích theo kế hoạch.

Ông Lê Anh Đức - Phó phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.