Hà Tĩnh siết chặt quản lý tàu cá, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU

(Baohatinh.vn) - Để chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá, góp phần chống khai thác IUU, phát triển nghề cá bền vững.

Thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương cùng sự hợp tác của bà con ngư dân, hoạt động quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (chống khai thác IUU). Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác đăng kiểm tàu cá vẫn chưa hoàn thành theo quy định.

bqbht_br_img-0115.jpg
Cán bộ chuyên môn Chi cục Thủy sản tỉnh kiểm tra các thiết bị trên tàu cá.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 293/357 tàu cá (đạt tỷ lệ 82%) được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đăng kiểm tàu cá). Các địa phương có nhiều tàu cá chưa hoàn thành đăng kiểm như huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TX Kỳ Anh…

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương, ngành chuyên môn, nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là do ngư dân tự ý chuyển sang nghề cấm (nghề lưới kéo, nghề lồng xếp…) không theo giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp; tự ý cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt nên các trung tâm đăng kiểm không thể hoàn thành thủ tục. Một số tàu cá của ngư dân đã hết hạn đăng kiểm vào cuối năm 2024, đầu năm 2025 đang chờ làm hồ sơ xin cấp lại.

Ông Mai Văn Luyến - chủ tàu cá tại phường Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cho biết: “Tàu chúng tôi đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 3/2025 và được chính quyền cấp xã thông báo. Hiện nay chúng tôi đang chờ liên hệ trung tâm đăng kiểm để hoàn thành công tác kiểm tra lại theo quy định”.

Ngoài ra, hiện nay, hoạt động đánh bắt trên biển ngày càng khó khăn nên một số chủ tàu không còn tham gia khai thác hải sản nhưng vẫn chưa làm thủ tục xóa đăng ký, đăng kiểm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Điều 67 Luật Thủy sản 2017 quy định tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. Theo Điều 33 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hành vi không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào chiều dài của tàu cá.

bqbht_br_img-0044.jpg
Một số tàu cá kẻ vẽ chưa đúng quy cách, màu sơn và vạch kẻ bị mờ.

Ông Nguyễn Trọng Nhật - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tàu cá hoàn thành công tác đăng kiểm vẫn chưa đạt 100%. Trước thực trạng này, đối với các tàu cá đã hết hạn đăng kiểm, chúng tôi đang tiến hành rà soát, phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, thông báo và vận động chủ tàu chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật. Đồng thời, đơn vị cũng kết nối với các trung tâm đăng kiểm tổ chức các đợt đăng kiểm lưu động ngay tại địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Đối với những tàu cá chưa hoàn thành đăng kiểm, cơ quan chức năng cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở tăng cường công tác giám sát, quản lý, kiên quyết không để các phương tiện này tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái quy định".

Bên cạnh đó, qua đợt kiểm tra thực tế của Chi cục Thủy sản tỉnh và ngành chuyên môn tại các địa phương, còn cps tình trạng đánh dấu, kẻ vẽ biển số của tàu cá chưa đáp ứng theo các quy định đề ra tại Điều 20 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Đại úy Phan Đăng Tuấn - Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Khẩu, Đồn Biên phòng Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh).

Đại úy Phan Đăng Tuấn - Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Khẩu, Đồn Biên phòng Kỳ Khang (Kỳ Anh) cho biết: "Khu vực kiểm soát của trạm có hơn 280 tàu cá đang hoạt động với chiều dài từ 6m đến dưới 24m. Vừa qua, trạm đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh, UBND huyện tổ chức rà soát, kiểm tra công tác đánh dấu tàu cá, kẻ vẽ biển số. Qua đó, yêu cầu các chủ tàu thực hiện nghiêm túc theo quy định nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát trên biển một cách hiệu quả".

Song song với công tác quản lý, việc giám sát, theo dõi, kiểm tra hoạt động tàu cá trên biển cũng được chú trọng triển khai. Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Tĩnh đã kiểm soát và phát hiện 6 trường hợp tàu cá mất kết nối VMS trên biển (trên 6 giờ, không báo vị trí tàu hoạt động), các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã xác minh, xử lý 3 trường hợp (do lỗi khách quan, không xử phạt vi phạm hành chính), 3 trường hợp đang tiến hành xác minh, xử lý.

Theo ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh, đơn vị đã bố trí nhân lực thường xuyên kiểm tra tàu cá ra vào cảng theo đúng quy định nhằm đảm bảo hệ thống VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ, từ lúc rời cảng đến khi cập cảng. Trên cơ sở danh sách những tàu thuộc nhóm có nguy cơ vi phạm khai thác IUU của tỉnh, Ban Quản lý tổ chức kiểm tra thường xuyên, từ chối cấp giấy phép rời cảng nếu không đáp ứng đủ điều kiện.

bqbht_br_z6144645275691-471ca24e58d668ddff0e6794e8acdf72.jpg
Hà Tĩnh tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về phòng, chống khai thác IUU.

Vừa qua, để chuẩn bị tốt các nội dung để làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, góp phần cùng cả nước tháo gỡ "thẻ vàng", UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Trong đó, nhấn mạnh nhiều nội dung quan trọng đối với việc quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm soát hoạt động tàu cá.

Tỉnh yêu cầu cập nhật thường xuyên các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các cơ quan chức năng và phân công cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý; đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động trên biển phải duy trì kết nối với hệ thống VMS; rà soát thông tin (chủ tàu, vị trí, tình trạng hoạt động...) của từng tàu cá trên hệ thống VMS đảm bảo thông tin chính xác, cập nhật (không để tình trạng tàu cá đã mất tín hiệu nhiều ngày trên biển nhưng không biết tàu cá đang ở đâu, ai quản lý). Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu xuất, nhập bến tại các đồn/trạm biên phòng tuyến biển cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc, đảm bảo 100% tàu cá được giám sát chặt chẽ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.