Gần 100 ngư dân được cung cấp thông tin về chống khai thác IUU

(Baohatinh.vn) - Gần 100 ngư dân TP Hà Tĩnh đã tham gia hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác quản lý tàu cá, phòng chống khai thác IUU, góp phần đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản đúng quy định.

bqbht_br_img-9106.jpg

Sáng 27/2, tại UBND xã Thạch Trị, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác quản lý tàu cá, phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (chống khai thác IUU).

Tại hội nghị, gần 100 bà con ngư dân đã được truyền đạt Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản; Nghị quyết số 52 ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32.

bqbht_br_img-9147.jpg
Đông đảo bà con ngư dân tham gia lớp tập huấn.

Cùng với đó, các hành vi cấm trong khai thác thủy sản theo Luật Thủy sản 2017, khu vực cấm khai thác có thời hạn tại Hà Tĩnh; một số quy định về chống khai thác IUU, quy trình kiểm tra chống khai thác IUU; các mức xử phạt đối với vi phạm trong khai thác IUU; các quy định về thực hiện việc sơn, kẻ vẽ biển số và ghi nhật ký khai thác… cũng được đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh thông tin cụ thể đến bà con ngư dân.

Tại lớp tập huấn, TP Hà Tĩnh cũng đã thông tin đến bà con ngư dân các hoạt động liên quan đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn. Theo đó, hiện nay, địa phương đang có 544 tàu cá có chiều dài từ 6 đến dưới 12m (trong đó đã hoàn thành đăng ký và cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho 498/498 tàu cá “3 không” đạt tỷ lệ 100% vào ngày 21/01/2025).

bqbht_br_img-9137.jpg
Quyền Trưởng phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh Nguyễn Việt Hiền thông tin đến bà con ngư dân các hoạt động liên quan đến quản lý khai thác thủy sản trên địa bàn.

TP Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện xóa đăng ký không còn tồn tại, đã hư hỏng không thể sửa chữa, tàu chìm đắm không thể trục vớt, các tàu đã bán ngoại tỉnh không còn trên địa bàn trước ngày 2/3/2025; hoàn thành 100% việc đánh dấu tàu cá, kẻ vẽ biển số theo quy định đối với các tàu cá đã hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản trước ngày 10/3/2025.

bqbht_br_img-9196.jpg
Hiện nay, TP Hà Tĩnh đang tập trung cho công tác đánh dấu tàu cá, kẻ vẽ biển số theo quy định.

Trên địa bàn thành phố không có các cảng cá, bến cá mà chủ yếu là các bãi ngang để tàu cá cập bến bốc dỡ thủy sản khai thác. Vì thế, đối với các tàu cá bốc dỡ thủy sản khai thác tại các bãi ngang, TP Hà Tĩnh đề nghị các địa phương ven biển hướng dẫn các chủ tàu kê khai và nộp nhật ký khai thác hàng tuần theo quy định.

Lớp tập huấn nhằm góp phần nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của ngư dân công tác phòng chống IUU, gắn với khai thác an toàn, có trách nhiệm và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.