Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

(Baohatinh.vn) - Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.

Chiều 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành NN&PTNT.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh; đại diện các sở, ban, ngành liên quan cùng tham dự hội nghị.

img4688-1735286456097183777770.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2024, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành Nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu.

Theo đó, tăng trưởng GDP toàn ngành ước khoảng 3,3%. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản và thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục lần lượt là 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% và 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% (chiếm khoảng 71,6% thặng dư cả nước). Trong đó đã có 7 hàng, nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

bqbht_br_img-9163.jpg
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Ngành đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai đồng bộ, kịp thời các nhóm chính sách, giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống của người dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chế biến sâu, giá trị cao.

Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với đổi mới chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành. Qua đó, thúc đẩy phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Ngành NN&PTNT cũng thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án lớn. Đồng thời, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu một số chính sách quan trọng, 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành, lĩnh vực theo đúng định hướng tại Nghị quyết số 19/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

bqbht_br_img-9169.jpg
Đại biểu tham dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa, công trình thủy lợi; vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ, hiệu quả; thực hiện đột phá chiến lược phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường; quan tâm đầu tư nâng cấp, các công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai lớn.

Công tác chuyển đổi số, hoàn thiện thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, sản phẩm. Quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và đổi mới tổ chức sản xuất tiếp tục được triển khai, thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 78,7% xã đạt chuẩn NTM, hơn 14.600 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Năm 2024, ngành NN&PTNT Hà Tĩnh tiếp tục đạt nhiều kết quả cao và toàn diện. Theo đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2024 ước đạt trên 3,8%; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ước đạt 100,5 triệu đồng/ha; duy trì tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 53% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52,58%.

Chương trình xây dựng NTM tiếp tục được triển khai quyết liệt. Từ đầu năm đến nay, có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 2 huyện Lộc Hà, Kỳ Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, từ đầu năm đến nay, đã công nhận 29 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 8 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Năm 2025, ngành NN&PTNT đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 - 3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 64 - 65 tỷ USD; phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 60%;...

img4702-17352863447431055812235-1.jpg
Thủ tướng tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trước khi tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành quyết liệt hơn trong hoạt động thực tiễn, khát vọng thành công hơn, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và từng lĩnh vực theo định hướng chuyển đổi mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm, tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn;...

Thảo luận tại hội nghị với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã phân tích những hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, như: chưa gỡ được "Thẻ vàng” của EC đối với khai thác hải sản; vẫn xảy ra vi phạm tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, gây phản ứng dư luận xã hội; tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM duy trì không tăng từ đầu năm. Số lượng HTX nông nghiệp tăng chậm, hiệu quả chưa cao; nhiều HTX chưa phát huy tốt vai trò kết nối giữa hộ nông dân và doanh nghiệp; hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai một số nơi chưa đủ năng lực chống chịu trước cấp độ, tần suất, diễn biến dị thường của thiên tai để bảo vệ an toàn cho sản xuất và tính mạng của người dân;...

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, 2025 là năm cuối, tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

img4717-1735297991963205149843.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề nghị ngành Nông nghiệp phát huy tinh thần tấn công, đặt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành cao hơn (khoảng 3,5-4%), xuất khẩu nông - lâm - thủy sản từ 65 tỷ USD trở lên,… với quan điểm bao trùm là tập trung chỉ đạo, lãnh đạo làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch chiến lược, xây dựng tốt các cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển ngành nhanh, bền vững. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Đồng thời, tăng cường thực hiện công tác chống biến đổi khí hậu tại các địa bàn trọng điểm như ĐBSCL, các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Về triển khai các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu ngành Nông nghiệp cần chú trọng thực hiện kế hoạch đề ra trong năm 2025; làm tốt công tác sắp xếp công tác cán bộ, kiện toàn bộ máy sau khi thực hiện sát nhập; quan tâm thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: xây dựng NTM phải gắn với nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.

Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; chú trọng liên kết 5 “nhà”; đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng.

Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; tập trung giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ.

Phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản, đa dạng hóa chuỗi cung ứng; chú trọng ngoại giao nông nghiệp gắn với việc đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.