Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

(Baohatinh.vn) - Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.

Không chủ quan với bệnh đạo ôn cổ bông

Ghi nhận tại huyện Nghi Xuân, qua kiểm tra đồng ruộng của Phòng NN&MT và Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện, bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông đã xuất hiện trên một số diện tích gieo cấy các giống ngoài cơ cấu tại xã Đan Trường, Xuân Hội như P6, IR1820,... Tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình từ 2 - 3%, cục bộ lên tới 7 - 10% trên tổng diện tích hơn 12 ha.

bqbht_br_z6540673977940-466eaedf00ec3cfa6bdd49bdb8175b7d.jpg
Lúa xuân ở Hà Tĩnh đang trong giai đoạn trổ bông tập trung.

Theo ông Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng NN&MT huyện Nghi Xuân, địa phương đã phối hợp với chính quyền các cấp hướng dẫn bà con tiêu hủy các diện tích lúa nhiễm bệnh nặng; khuyến cáo phun phòng lần 2 đối với các trà lúa đã trổ, nhất là vùng từng nhiễm đạo ôn lá, cổ lá nhằm hạn chế nguy cơ lây lan.

Còn tại huyện Cẩm Xuyên, hơn 9.500 ha lúa xuân cũng đang bước vào giai đoạn trổ bông tập trung, đúng vào thời điểm thời tiết nắng mưa đan xen, ẩm độ cao. Đây là điều kiện lý tưởng cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại.

bqbht_br_z6549223633507-be47ad615ec0a2e55bbc7e63f0db6a76.jpg
Tại huyện Nghi Xuân, bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông đã xuất hiện trên một số diện tích gieo cấy các giống ngoài cơ cấu tại xã Đan Trường, Xuân Hội.

Bà Trần Thị Trang - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Nhận định năm nay nguồn nấm bệnh đạo ôn tích lũy trên đồng ruộng khá lớn, chúng tôi tiếp tục khuyến cáo phun phòng đúng liều, đúng thời điểm cho những diện tích lúa đang trổ vè (3 - 5%); phun lại lần 2 cho các giống dễ nhiễm như VNR20, Khang Dân, Bắc Thịnh..., và vùng có nguy cơ cao, vùng “rốn” đạo ôn khi lúa kết thúc giai đoạn trổ tại các xã như Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương,...”.

Theo báo cáo từ Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh, bệnh đạo ôn đã xuất hiện trên cổ lá ở nhiều địa phương, với tỷ lệ trung bình từ 1 - 3%, nơi cao từ 7 - 10%, chủ yếu trên các giống P6, Thái Xuyên 111, VNR20, Khang Dân 18, Bắc Thịnh, SV181... với tổng diện tích nhiễm khoảng 40 ha. Đây là nguồn bệnh có nguy cơ chuyển tiếp gây hại trên cổ bông rất cao.

Đáng lo ngại hơn, tại huyện Nghi Xuân và Kỳ Anh, bệnh đạo ôn cũng đã xuất hiện trên cổ bông với tỷ lệ 1 - 3%, cục bộ 5%, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 0,5 ha (trên các giống XT28, KD18).

Toàn tỉnh hiện có hơn 41.000 ha lúa vụ xuân đã trổ bông, tập trung tại các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Khê,... Dự kiến, hơn 11.800 ha còn lại sẽ tiếp tục trổ rộ từ nay đến khoảng ngày 5/5. Trong khi đó, Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh dự báo thời tiết những ngày tới vẫn duy trì nhiều mây, mưa rào, độ ẩm cao, nền nhiệt trung bình trên 25°C. Nguồn nấm gây bệnh đạo ôn tích lũy trên đồng ruộng khá lớn và địa bàn Hà Tĩnh được xác định có nhiều chủng nòi nấm bệnh đạo ôn có độc tính cao.

Đây là những yếu tố cộng hưởng, tạo thuận lợi cho bào tử nấm đạo ôn phát sinh, phát triển vào đúng giai đoạn lúa trổ bông tập trung của toàn tỉnh, có nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng lúa toàn vụ nếu như không theo dõi, phun phòng trừ kịp thời.

bqbht_br_z6549219374712-0b1ac481e8a660eedaf2f360dc079dad-1.jpg
Hơn 1.500 ha lúa xuân toàn tỉnh bị nhiễm bệnh khô vằn.

Hơn 1.500 ha bị nhiễm bệnh khô vằn

Cùng với bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn cũng đang diễn biến phức tạp trên diện rộng. Trong điều kiện nóng ẩm, chỉ trong vòng gần 10 ngày (từ 17 - 24/4), diện tích nhiễm khô vằn trên địa bàn tỉnh đã tăng thêm hơn 750 ha, nâng tổng diện tích bị nhiễm lên khoảng 1.500 ha. Bệnh gây hại chủ yếu trên các ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm, với tỷ lệ trung bình 7 - 10%, nơi cao 10 - 15%.

Ông Trần Văn Huân (thôn Mới, xã Xuân Lộc, Can Lộc) cho biết: "Vụ xuân này, gia đình tôi gieo cấy hơn 1 mẫu lúa, song hầu hết đều bị nhiễm khô vằn. Dù đã phun phòng lần 1 nhưng do ruộng lúa dày, ẩm độ trong tán lúa cao nên bệnh vẫn tiếp tục lan rộng. Những ngày gần đây, tôi đang tranh thủ phun lại lần 2 khi lúa mới trổ vè".

bqbht_br_z6549907621760-f022c588920c83265c3d148352c00ad2.jpg
Nông dân Can Lộc phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và khô vằn.

Dự báo thời tiết tiếp tục duy trì hình thái nóng ẩm, nhiệt độ dao động từ 24 - 32°C, tạo điều kiện cho bệnh khô vằn gia tăng cả về phạm vi và mức độ gây hại. Nếu không phòng trừ kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, năng suất lúa, thậm chí làm cây yếu, dễ ngã đổ khi có mưa gió lớn.

Ngoài ra, theo ngành chuyên môn, các trận mưa dông kèm gió mạnh diễn ra cuối tháng 4 và đầu tháng 5 cũng được dự báo sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh bạc lá, nhất là trên các giống Thái Xuyên 111, ADI168, Xuân Mai 12,...

bqbht_br_nhan-thuc-cong-dong-chat-gay-nghien-lam-dung-poster-bai-dang-facebook-3.jpg
Hướng dẫn phun phòng trừ đạo ôn cổ bông trên lúa xuân.

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản bổ cứu sản xuất nông nghiệp gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và ngành chuyên môn bám sát cơ sở, thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh; phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa vụ xuân.

Quyết liệt khuyến cáo người dân phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông đúng liều lượng, đúng thời điểm, nhất là trên các giống nhiễm đạo ôn, diện tích vừa bị đạo ôn lá, cổ lá. Ngoài ra, những diện tích đã trổ cũng cần theo dõi diễn tiến của bệnh đạo ôn cổ bông để xử lý kịp thời, nếu cần thiết phải tiến hành phun phòng trừ lại lần 2".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.