(Baohatinh.vn) - Giữa lòng Trang trại Vinamilk Green Farm (Tây Ninh) là nơi cánh đồng lúa ST25 theo chuẩn organic châu Âu đang vào độ chín vàng.
Giữa bạt ngàn màu xanh của đồng cỏ, hồ nước ở Vinamilk Green Farm Tây Ninh xuất hiện một sắc vàng rộm của hơn 100 ha cánh đồng lúa ST25 đang vào mùa gặt. Đây là năm thứ 4 trang trại này trồng thành công giống lúa ngon nhất thế giới trên nền đất sét pha cát cằn cỗi. Qua mỗi năm sản lượng và chất lượng lúa đều tăng dần. Với trang trại Green Farm tại Tây Ninh, đây không chỉ là một cánh đồng lúa, đó là thành quả của cả một quá trình 5 năm đào sâu nghiên cứu, bền bỉ cải tạo đất, tìm phương pháp canh tác tối ưu, chọn giống cây trồng phù hợp... Những chuyên gia nông nghiệp Vinamilk gọi đây là “Cánh đồng 5 không” là: Không làm gì cả - Không phân bón hóa học - Không thuốc trừ sâu hóa học - Không thuốc diệt cỏ - Không gì là không thể. “Không làm gì cả” - Đối với mảnh đất “khó” này, đây chính là nỗ lực đầu tiên của Vinamilk, với mục tiêu cho đất hoàn toàn nghỉ ngơi, tự cân bằng sinh học. Tiếp nhận lại dự án này từ một đơn vị khác đã thất bại trong việc làm nông nghiệp từ năm 2016, Vinamilk dành hẳn 3 năm để đất được phục hồi, chăm dưỡng, từ đó hình thành nên một trang trại sinh thái trải rộng gần 700ha, trong đó có 500ha đồng ruộng đạt chuẩn Organic châu Âu. Làm nông nghiệp, “đất” luôn là bài toán khó nhất. Vừa cho đất được trở về trạng thái thuần tự nhiên nhất, vừa nghiên cứu làm sao để trồng trọt theo phương pháp hữu cơ. Công nghệ, kiến thức đem về từ nước ngoài chưa thể phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, các kĩ sư nông nghiệp Vinamilk đã nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp để tìm ra “cách giải riêng” cho vùng đất này có thể “tái sinh”.
“Không dùng phân bón hóa học” là nỗ lực thứ 2 có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải tạo đất. Tận dụng “vàng đen” của trang trại chăn nuôi chính là nguồn phân bò, sau khi được xử lý qua công nghệ hiện đại trở thành phân bón hữu cơ quý giá cho cánh đồng. Vòng tuần hoàn này vừa giúp đất đai thêm màu mỡ, tăng độ phì nhiêu và giúp tuần hoàn được chất thải của đàn bò sữa, biến chất thải thành tài nguyên cho đất. Cải tạo đất đã khó, việc trồng lúa theo chuẩn hữu cơ Organic châu Âu lại là một bài toán hóc búa khác, mà khó nhất là xử lý cỏ dại. Với quyết tâm “Không dùng thuốc diệt cỏ”, nhân viên trồng trọt ở đây sử dụng nhiều phương pháp diệt cỏ thủ công như tấn (ém) nước, cắt cỏ thường xuyên, gieo trồng bằng phương pháp cấy… Tuy vất vả, nhưng nếu chỉ cần vượt các tiêu chí dù chỉ 1%, thì đất sẽ không thể duy trì được tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe này. “Không sử dụng thuốc trừ sâu” là phương châm thứ 3 để bảo vệ cánh đồng khỏi sâu hại. Nhân viên trang trại mày mò, nghiên cứu dùng những chế phẩm sinh học như nấm vi sinh vật đối kháng giúp phòng ngừa và diệt sâu bọ gây hại hoặc dùng bẫy lá chuối, xơ mít để dẫn dụ ốc bươu vàng vào vị trí tập trung…
Cũng chính vì môi trường sống “lành”, nên đồng lúa này xuất hiện nhiều bọ rùa, ong, chuồn chuồn…, các loài thiên địch diệt sâu rầy, vốn ít khi hiện diện ở những vùng canh tác có sử dụng chất hóa học. “Không gì là không thể” – không phải là một phương pháp canh tác hay công nghệ mới, mà chính là ở tinh thần và sự kiên trì với con đường làm nông nghiệp bền vững mà doanh nghiệp theo đuổi. “Từ mảnh đất không ai tin có thể “trồng trọt” được huống gì là trồng lúa, nay sản lượng đã lên đến 4-5 tấn lúa cho mỗi hecta, còn là giống lúa mệnh danh ngon nhất nhì thế giới. Điều này càng giúp anh em tại trang trại tin tưởng rằng không có gì là không thể, cứ kiên trì đất sẽ “nở hoa”!” - anh Bùi Văn Toại, Giám đốc Trang trại chia sẻ. Không chỉ có lúa, trang trại giờ đây có thể trồng được rất nhiều cây ăn trái như mít, đu đủ, xoài… bên cạnh những cánh đồng cỏ, bắp rộng hàng trăm hecta cung cấp thức ăn cho bò. “Chúng tôi áp dụng phương pháp luân canh để cải tạo đất đai. Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng sẽ được “tái tạo” lại dưỡng chất trong đất, để sẵn sàng cho vụ bắp, cỏ mùa xuân” - anh Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban trồng trọt tại Green Farm Tây Ninh cho biết.
Trang trại Green Farm tại Tây Ninh được khánh thành từ năm 2019, quy mô đàn bò hiện đạt gần 8000 con bò bê, sản lượng sữa lên đến 40 triệu lít mỗi năm. Ngoài Tây Ninh, Vinamilk hiện có 3 trang trại sinh thái Green Farm khác tại Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Đà Lạt (theo chuẩn Organic), đều được đánh giá là mô hình trang trại sinh thái tiêu biểu, định hướng theo nông nghiệp bền vững, giảm phát thải của ngành chăn nuôi bò sữa.
Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Sự thiếu ý thức trong phòng chống dịch của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hà Tĩnh trở thành rào cản lớn, khiến công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi gặp nhiều thách thức.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn đi đầu trong các phong trào, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng vươn lên.
100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ phiếu đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Nhiều hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã ở Hà Tĩnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải phóng sức lao động.
Mưa lớn kèm theo gió lốc những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp tại Hà Tĩnh, khiến hơn 1.780 ha lúa xuân đang trong giai đoạn chín sáp bị đổ ngã.
Những con đường trải dài khang trang, rộng rãi; một khung cảnh yên bình với đầy đủ sắc màu mướt xanh của cây xanh, hoa tươi… thôn Việt Yên (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tạo nên những ấn tượng khó quên nếu ai từng một lần đến thăm.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực, phấn đấu hoàn thành công tác lập bảng kê hộ phục vụ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trước ngày 30/5.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...
Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.
Ngay từ đầu mùa nắng nóng, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và các chủ rừng tại Hà Tĩnh đã tập trung cao cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Để chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC, Hà Tĩnh đang tăng cường công tác quản lý, giám sát tàu cá, góp phần chống khai thác IUU, phát triển nghề cá bền vững.
Một con hươu ở trại Nhật Thuận (Hà Tĩnh) gây xôn xao khi sở hữu cặp nhung gần 4kg. Dù có người trả tới 450 triệu đồng mua con hươu, chủ trại vẫn kiên quyết từ chối bán.
Bước vào mùa nắng nóng, người dân Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp chống nóng cho đàn vật nuôi, cây trồng nhằm đảm bảo năng suất và nguồn thu nhập cuối vụ.
Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.