Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, nhiều nhóm tiêu chí đạt kết quả cao, trong đó có giảm nghèo.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Thông qua đối thoại, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh sẽ giải đáp những băn khoăn, vướng mắc và đưa ra giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển, phát huy sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
Mùa xuân mới, diện mạo các làng quê Hà Tĩnh lại thêm sáng đẹp, trù phú nhờ các tiêu chí NTM không ngừng được củng cố, nâng chuẩn và tiến tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Từ Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV (nhiệm kỳ 2000 - 2005) về “Tập trung xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới”, Hà Tĩnh đã tạo nên những bước đột phá mới, vẽ nên bức tranh tươi sáng trên mảnh đất Hồng Lam.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị huyện Kỳ Anh tập trung cao cho chặng “nước rút” xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gắn với trách nhiệm của hệ thống chính trị, người đứng đầu...
Trên cơ sở phân tích hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, các đại biểu đã đề xuất giải pháp để huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM, đô thị văn minh trong năm 2023.
Tham gia buổi đối thoại, cán bộ, hội viên nông dân đã chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Hà Tĩnh hoàn thành các tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM. Đó cũng chính là hành trình phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vai trò chủ thể của cư dân nông thôn. Trong gần nửa thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Tĩnh sẽ huy động cả hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội và mỗi người dân cùng chung sức với quan điểm xuyên suốt xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và bền vững.
Các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh luôn tạo điều kiện để khách hàng vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ đến 30/6/2023 đạt 41.793 tỷ đồng, chiếm 44,8% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao, có mưa rải rác đang là cơ hội để bệnh đạo ôn cổ bông bùng phát gây hại và làm khó cho công tác phòng trừ dịch bệnh tại Hà Tĩnh.
Tính đến thời điểm này, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh đạt khoảng 44.500 tỷ đồng, tăng khoảng 0,1% so với cuối năm 2022.
Nhân dịp đầu xuân mới, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đến kiểm tra, động viên hoạt động sản xuất – kinh doanh tại các doanh nghiệp, nhà máy và kiểm tra sản xuất vụ xuân trên địa bàn TX Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương các doanh nghiệp thời gian qua đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; ngay những ngày đầu xuân mới đã tạo được khí thế thi đua lao động sôi nổi.
Họ là những “lão nông tri điền”, gắn bó với nghề nông hàng chục năm hay là những thanh niên bản lĩnh, năng động, chọn nông nghiệp là “mảnh đất” khởi nghiệp. Những nông dân ở Hà Tĩnh đang ngày càng khẳng định mình trên con đường sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Không khí xuân mới như thêm rộn ràng, phấn khởi ở những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thông minh ở Hà Tĩnh khi một sức sống mới đang dần hiện hữu, nhà có gắn QR tích hợp nhiều thông tin, vườn có camera giám sát, thôn phát wifi miễn phí, đường xanh, sạch, đẹp…
Những nỗ lực chuyển mình từ các khu dân cư đang giúp mỗi xã, mỗi huyện ở Hà Tĩnh khoác lên mình diện mạo NTM khang trang, giàu đẹp. Đó cũng là tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh vững vàng trên chặng đường xây dựng tỉnh NTM.
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Tĩnh ước đạt trên 13.828 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5% so với năm 2021; giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích ước đạt trên 96 triệu đồng/ha...
Ước đến 31/12/2022, dư nợ của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh đạt 84.499 tỷ đồng, tăng 21,52% so với đầu năm, trong đó dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm thị phần lớn nhất với 56% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Nhờ chịu khó và tư duy làm kinh tế khoa học, ông Dương Viết Tiến (SN 1967, trú xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã “biến” trang trại bỏ hoang nhiều năm thành trang trại tiền tỷ cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm.
Những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM). Điều này đã và đang trở thành “chất xúc tác” để các địa phương thay đổi toàn diện cả về lượng và chất trong lộ trình phát triển.
Những ngày này, xã Xuân Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) đang sôi nổi với đợt thi đua 60 ngày cao điểm, quyết tâm về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Sức người, sức của cùng sự đồng thuận của Nhân dân đã và đang góp phần củng cố, nâng chất các tiêu chí.
Sau 4 tháng triển khai thi công, Ngôi nhà trí tuệ thôn Lạc Vinh, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành và đi vào hoạt động trong niềm phấn khởi của cán bộ và người dân địa phương.
Kể từ khi công trình cấp nước sinh hoạt La Giang đi vào vận hành, hơn 4.000 hộ dân ở 3 xã Lâm Trung Thủy, Bùi La Nhân, Quang Vĩnh thuộc vùng hạ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được tiếp cận với nguồn nước sạch đảm bảo, từ đó thay đổi thói quen sử dụng nước sinh hoạt.
Những tưởng, trong nhịp sống hiện đại, chiếc áo tơi sẽ dần đi vào quên lãng, thế nhưng, với người dân các vùng nông thôn Hà Tĩnh, mỗi vụ mùa về, áo tơi vẫn là vật dụng gắn bó không gì thay thế được.
Trong niềm vui đón mùa xuân mới đang hiện hữu trong mỗi ngôi nhà, trên mỗi tuyến đường, khu dân cư nông thôn mới, người dân Hà Tĩnh càng thấm thía hơn những nỗ lực và kết quả đạt được qua 1 năm đầy gian khó.
Sáng 4/1, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh và Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo tham vấn “Quản lý nước thải sinh hoạt cho nông thôn mới: công nghệ xử lý hiệu quả và mô hình quản lý bền vững”.
Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.