Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Nhờ chịu khó và tư duy làm kinh tế khoa học, ông Dương Viết Tiến (SN 1967, trú xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã “biến” trang trại bỏ hoang nhiều năm thành trang trại tiền tỷ cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Ông Dương Viết Tiến (người mặc áo xanh) mạnh dạn thuê lại 5 ha của xã để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp

Năm 2010, ông Dương Viết Tiến (là Phó Chủ tịch HĐND xã) đã quyết định thuê lại khu đất rộng 5 ha thuộc thôn Sơn Hà (xã Tân Mỹ Hà) để làm trang trại. Vùng đất này vốn là đất do địa phương quản lý, từ năm 2008, xã lần lượt cho 3 hộ dân và Hội CCB xã Tân Mỹ Hà thuê (nộp 3,5 tấn thóc/năm) để làm kinh tế trang trại theo mô hình vườn - ao - chuồng. Tuy nhiên, sau quá trình làm ăn không hiệu quả nên những người này đã trả lại mặt bằng cho địa phương. Từ đó, khu vực này trở nên hoang vắng, cỏ dại mọc um tùm.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Mỗi năm, 3 chuồng gà, mỗi chuồng 300 con mang lại nguồn thu trên 50 triệu đồng.

Là người địa phương, ông Tiến hiểu rất rõ về vùng đất này, tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định táo bạo đó, ông đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, cân nhắc. Nhờ sự hỗ trợ, giới thiệu của Hội Nông dân huyện Hương Sơn, ông tìm đến những mô hình trang trại có điều kiện tự nhiên, địa hình... tương tự tại các huyện lân cận trong tỉnh như: Can Lộc, Đức Thọ để học hỏi kinh nghiệm. Ông cũng chịu khó lên mạng internet tra cứu thông tin về quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con để ứng dụng tối ưu nhất cho mô hình của mình.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Ông Tiến mở rộng diện tích trồng cỏ, ngô... để làm thức ăn cho bò, hươu.

Tháng 5/2010, ông Tiến thuê người cải tạo ao hồ có sẵn để nuôi các loại cá giống như: chép, mè, trắm, trôi. Công việc tưởng chừng như “xuôi chèo mát mái” thì tháng 10 năm đó, trận “lũ chồng lũ” lịch sử ập đến, cuốn trôi 5 ao cá giống ngay trước ngày thu hoạch, thiệt hại gần 100 triệu đồng.

Không nản chí, sau khi lũ rút, ông Tiến tiếp tục vay mượn tiền của người thân để nâng cao bờ ao, tiếp tục nuôi các loại cá giống. Cùng đó, mở rộng diện tích trồng các loại cỏ như: cỏ sữa, cỏ VA06... để chuẩn bị cho quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Đàn bò hơn 20 con được nuôi nhốt trong những ngày giá rét.

Khác với những nơi khác, trang trại này chỉ chú trọng nuôi cá giống, không tập trung nuôi cá thương phẩm. Vì theo ông Tiến, nuôi cá giống cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Thức ăn cá giống chủ yếu là bột ngô, bột gạo, bèo hoa dâu.

"Nuôi cá giống ít khi bị dịch bệnh nhưng nếu bị thì rất khó chữa và nguy cơ thiệt hại rất cao. Vì vậy, tôi luôn cẩn trọng trong từng khâu kỹ thuật, ao nuôi phải đảm bảo đủ diện tích từ 500 m2 trở lên, ao nuôi phải sâu từ 1,2 - 1,5m. Việc cải tạo ao, chọn giống, thả giống phải tuân thủ theo đúng quy trình nhằm phòng tránh dịch bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế” - ông Dương Viết Tiến chia sẻ.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Thu hoạch cá giống tại trang trại của ông Dương Viết Tiến.

Cứ như vậy, vào tháng 2 hằng năm, sau khi làm sạch ao hồ, ông Tiến lại thả gần 10 vạn cá giống. Sau hơn 3 tháng, mô hình của ông thu về hơn 3 tấn cá giống; mỗi năm thả 2-3 lứa, cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Từ nguồn vốn sinh sôi, ông Tiến tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 6 chuồng trại với diện tích rộng hơn 2.000 m2 để nuôi 8 con bò, 3 con hươu và trên 200 gà.

Bằng hình thức “lấy ngắn nuôi dài”, chăm chỉ, cần mẫn, sau hơn 10 năm, tổng tài sản trang trại của ông Dương Viết Tiến đã lên đến trên 2 tỷ đồng. Từ năm 2020, ông Tiến nghỉ hưu theo chế độ, từ đó ông toàn tâm đầu tư sản xuất, phát triển mô hình kinh tế của gia đình. Đến nay, ngoài 10 ao nuôi cá (tổng diện tích mặt nước hơn 2 ha), trang trại của ông Tiến còn có hơn 20 con bò, 6 con hươu, hơn 1.000 con gà và 1 trại giết mổ gia súc tập trung, đạt công suất 20 con lợn/ngày đêm. Trừ các chi phí, mỗi năm, trang trại cho lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

Bí quyết “biến” đất hoang thành trang trại tiền tỷ của cựu cán bộ xã ở Hương Sơn

Một góc trang trại của ông Dương Viết Tiến.

Theo ông Phan Trọng Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ Hà, ông Dương Viết Tiến là người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư. Đồng thời, nhanh nhạy bắt nhịp thời cuộc, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở sản xuất của ông Tiến là một trong những mô hình kinh tế thành công ở địa phương. Ngoài việc tăng thêm thu nhập cho gia đình, cơ sở của ông còn tạo thêm việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.