Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 44.500 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tính đến thời điểm này, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh đạt khoảng 44.500 tỷ đồng, tăng khoảng 0,1% so với cuối năm 2022.

Đồng hành cùng tỉnh nhà trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh đã tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ...

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 44.500 tỷ đồng

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh những tháng đầu năm tăng trưởng chậm.

Cụ thể là các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022- 2025; Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2020; Quyết định số 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh...

Tuy vậy, trong những tháng đầu năm mức tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng tương đối chậm.

Theo đó, đến thời điểm này, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đạt khoảng 44.500 tỷ đồng, tăng khoảng 0,1% so với thời điểm 31/12/2022.

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 44.500 tỷ đồng

Người nuôi trồng thuỷ sản ở Lộc Hà đối mặt với khó khăn khi vật nuôi bị chết, đơn hàng sụt giảm...

Theo tìm hiểu, nguyên nhân căn bản dẫn đến thực trạng tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh tăng trưởng chậm là do những tháng đầu năm 2023, giá cả vật nuôi (lợn, bò, gà...) đạt thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cùng với dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, nông dân phải chịu lỗ nên ngại tăng, tái đàn vật nuôi.

Ngoài ra, lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao: lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến từ 5-11%/năm, cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-13,5%/năm. Trong khi thị trường của các sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên người dân vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư lớn.

Để gia tăng dư nợ nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, các ngân hàng đang có có xu hướng giảm lãi suất huy động vốn để có thể tiến tới giảm lãi suất cho vay. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh truyền thông các chương trình hỗ trợ lãi suất để khách hàng nắm bắt thông tin và tiếp cận.

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 44.500 tỷ đồng

Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II vừa “tung” gói vay hỗ trợ lãi suất 500 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.