Dư nợ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm 44,8%

(Baohatinh.vn) - Các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh luôn tạo điều kiện để khách hàng vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ đến 30/6/2023 đạt 41.793 tỷ đồng, chiếm 44,8% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm 44,8%

Mô hình chăn nuôi lợn tự chủ quy mô lớn của Hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (Cẩm Xuyên) được ngân hàng tiếp vốn đầu tư.

Ngoài ra, đồng hành cùng tỉnh nhà thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các ngân hàng ở Hà Tĩnh đã tạo điều kiện để khách hàng đủ điều kiện vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, hệ thống ngân hàng đã “rót vốn” để các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các mô hình kinh tế tiềm năng dựa trên thế mạnh từng vùng miền. Cùng đó, tiếp sức để người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các mô hình trang trại liên kết, trang trại tự chủ quy mô lớn; triển khai các mô hình công nghệ cao khép kín, hiệu quả kinh tế cao...

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm 44,8%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh luôn tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

Để phát triển dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng còn chú trọng cho vay theo các quyết định hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và của tỉnh như: Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Quyết định số 868/QĐ-UBND của UBND tỉnh...

Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tính đến ngày hết tháng 6/2023, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh ước đạt 41.793 tỷ đồng, chiếm 44,8% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Sau các đợt tăng nóng vì “sốt đất” trong những lần điều chỉnh địa giới hành chính trước đây, giá đất đi ngang và giảm xuống, thị trường gần như đóng băng. Hàng nghìn tỷ đồng “đọng” lại trong bất động sản. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/3 của Báo Hà Tĩnh.
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Chuẩn bị bước sang mùa nắng nóng, các cửa hàng kinh doanh thời trang tại Hà Tĩnh bắt đầu trưng bày sản phẩm hè với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hà Tĩnh

Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hà Tĩnh

Sở hữu quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ chế chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp.