Mưa ẩm kéo dài, lo đạo ôn cổ bông bùng phát ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao, có mưa rải rác đang là cơ hội để bệnh đạo ôn cổ bông bùng phát gây hại và làm khó cho công tác phòng trừ dịch bệnh tại Hà Tĩnh.

Mưa ẩm kéo dài, lo đạo ôn cổ bông bùng phát ở Hà Tĩnh

Những ngày qua, thời tiết duy trì trạng thái âm u, độ ẩm trong không khí cao, sương mù và mưa nhỏ xuất hiện vào đêm và sáng sớm.

Qua kiểm tra của ngành chức năng, bệnh đạo ôn cổ lá đã xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên với diện tích nhiễm khoảng 5 ha. Đây chính là mầm bệnh có sẵn trên đồng rộng cộng với hình thái thời tiết diễn biến bất lợi sẽ khiến đạo ôn cổ bông dễ phát sinh, gây hại trên lúa trong giai đoạn trổ bông tập trung sắp tới (dự kiến kéo dài ngày 20 - 25/4).

Ông Trần Xuân Hướng (thôn Mỹ Am, xã Cẩm Quan, Cẩm Xuyên) cho biết: “Tôi đang rất lo bệnh đạo ôn cổ bông bùng phát trên các diện tích đã nhiễm đạo ôn cổ lá, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa cuối vụ. Vì thế, phải chủ động thăm đồng thường xuyên, lội vào giữa ruộng để xem xét kỹ còn biết mà phun phòng. Đợt này sử dụng thuốc ít phát huy hiệu lực vì sáng sớm thường xuất hiện mưa rải rác, sương mù dày đặc khiến mặt lá ướt đẫm ”.

Mưa ẩm kéo dài, lo đạo ôn cổ bông bùng phát ở Hà Tĩnh

Thời tiết bất lợi khiến công tác phun phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tại huyện Đức Thọ, gần 4.000 ha lúa (chiếm 80% diện tích gieo cấy) của toàn huyện dự kiến trổ bông từ ngày 18 - 25/4 cũng đang trong “tầm ngắm” của bệnh đạo ôn cổ bông. Việc phòng trừ của bà con nông dân cũng không mấy thuận lợi khi thời tiết âm u, số giờ nắng trong ngày quá ít ỏi.

Chị Nguyễn Thị Vân (thôn Trung Đại Lâm, xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ) chia sẻ: “Gia đình tôi làm hơn 1 mẫu ruộng, qua kiểm tra đã bắt đầu thấy dấu của đạo ôn cổ lá ở những vùng trước đây bị đạo ôn lá tấn công. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để phun phòng trừ sâu bệnh nhưng tôi đang chần chừ vì phun thì chắc chắn không đạt hiệu quả cao, sẽ phải phun lại nhiều lần nữa ”.

Ông Lê Xuân Thọ - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết: “Trên đồng ruộng của xã Lâm Trung Thủy đã bắt đầu xuất hiện bệnh đạo ôn cổ lá, một số diện tích đã bắt đầu trổ. Vì thế, ngành chuyên môn đang tập trung khuyến cáo, thường xuyên theo dõi diễn tiến các loại dịch bệnh để phòng trừ kịp thời. Cùng với đó, chúng tôi hướng dẫn bà con tranh thủ tối đa thời gian tạnh ráo trong ngày để phun phòng, không nên phun thuốc vào ngày có mưa vào sáng sớm vì bộ lá ướt sẽ không hấp thụ được thuốc ”.

Mưa ẩm kéo dài, lo đạo ôn cổ bông bùng phát ở Hà Tĩnh

Vết bệnh của đạo ôn cổ lá trên cánh đồng của xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Trong điều tra mới nhất của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, trên đồng ruộng đã phát sinh rải rác các điểm nhiễm đạo ôn cổ lá tại huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ… Với hình thái thời tiết nồm ẩm kéo dài, nền nhiệt trung bình duy trì ở ngưỡng 22 - 25 độ C như hiện nay, nếu không kịp phòng trừ, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và trở thành mầm bệnh lây lan sang cổ bông, trước mắt “xung yếu” nhất là đối với nhóm trổ trước ngày 20/4 với khoảng 13.000 ha.

Cùng với đó, các đợt mưa ẩm cuối mùa những ngày qua cũng đang gây ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của một số diện tích lúa trổ sớm (từ 10 - 15/4) làm lúa bị lem, lép hạt.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 1.000 ha lúa đã trổ bông tại các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ. Diện tích này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới, dự kiến đến ngày 25/4 sẽ có khoảng hơn 33.000 ha trổ bông, chủ yếu là nhóm giống lúa chủ lực. Trong khi, thời tiết được dự báo vẫn chưa ổn định, các đợt gió mùa và mưa ẩm sẽ liên tiếp bổ sung đến đầu tháng 5. Các địa phương như Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc… tiếp tục là những địa phương cần phải chú trọng đến diễn tiến của dịch bệnh.

Mưa ẩm kéo dài, lo đạo ôn cổ bông bùng phát ở Hà Tĩnh

Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu 4 (Cục Bảo vệ thực vật) và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) tỉnh kiểm tra diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa tại xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân).

Đây là thời điểm phải tập trung cho công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần tăng cường giám sát đồng ruộng, kịp thời kiểm tra tình hình sinh trưởng, xác định thời gian trổ của từng trà lúa, từng cánh đồng, từng vùng sinh thái, từng giống để có các giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh.

Đặc biệt, cần chú trọng trên các diện tích gieo cấy các giống mẫm cảm với bệnh đạo ôn như: Thái Xuyên 111, ADI 168, VNR20, BQ, Hương Bình, ND502, LP5, QP5,... và các diện tích có nguy cơ nhiễm bệnh.

Ông Nguyễn Trí Hà
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.