(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương liên quan phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 về việc cấp kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (đợt II/2024).
Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng chè cho hiệu quả cao hơn của người dân xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn
Theo đó, cấp 7,916 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND. Cụ thể như sau: Huyện Kỳ Anh 3,597 tỷ đồng, Vũ Quang 1,758 tỷ đồng, Lộc Hà 1,376 tỷ đồng, Cẩm Xuyên 820 triệu đồng,
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính thông báo, chuyển kinh phí hỗ trợ chính sách năm 2024 đảm bảo kịp thời; Kho bạc Nhà nước tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện giải ngân nguồn kinh phí kịp thời, đúng quy định.
Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh theo lĩnh vực chính sách, thực hiện; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND.
Từ chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, con giống để gia tăng thu nhập
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành, chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách theo lĩnh vực quản lý; trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời tham mưu giải pháp tháo gỡ, báo cáo UBND tỉnh xem xét; đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực gắn với công tác quản lý Nhà nước của sở, ngành, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung.
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thực hiện thanh quyết toán theo đúng chế độ quy định hiện hành.
Những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh có nhiều tín hiệu vui. Cùng đó, tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ tự nhiên cơ bản không còn.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) là địa phương có số lượng hươu lớn nhất cả nước với hơn 47 nghìn con. Mùa lộc nhung năm nay, ước tính toàn huyện sẽ thu về hơn 223 tỷ đồng từ nhung hươu.
Nông dân Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, chạy đua tiến độ sản xuất cây trồng cạn vụ xuân, cơ bản hoàn thành trong tháng 2 nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng.
Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Trong 1.000 cây dừa xiêm do Văn phòng Tỉnh ủy trao tặng TP Hà Tĩnh, có 400 cây được trồng ở ven hồ Đập Hạ (phường Đồng Môn), số còn lại sẽ trồng tại các phường, xã trên địa bàn.
Bà con nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung tỉa dặm, bón thúc cho lúa xuân, đồng thời xới xáo, làm cỏ cho các loại cây trồng cạn trong vụ xuân 2025.
Năm 2025, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phấn đấu tối thiểu 50% xã đạt chuẩn NTM nâng cao (10 xã); củng cố, giữ vững đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện NTM; có thêm ít nhất 18 khu dân cư mẫu.
Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, trên địa bàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã ghi nhận 6 ổ dịch tả lợn châu Phi. Công tác khoanh vùng, dập dịch đang được địa phương triển khai tích cực.
Người dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét trên đàn vật nuôi nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan đang diễn ra.
Hệ thống chăn nuôi tiên tiến, khép kín, kết hợp với việc sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn giúp lợn tăng sức đề kháng, miễn dịch tốt với các loại mầm bệnh.
Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các địa phương, đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và Bộ CHQS tỉnh đã huy động đông đảo lực lượng tham gia lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình những ngày vui xuân, đón Tết, bà con ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã vượt sóng, vươn khơi đánh bắt hải sản.
Khi không khí xuân còn rộn ràng khắp mọi nẻo đường, nhiều nông dân ở Hà Tĩnh đã hồ hởi xuống đồng sản xuất mang theo ước vọng về vụ mùa bội thu, thắng lợi.
Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.