Việc tăng cường quản lý, vận hành, sửa chữa công trình cấp nước tập trung góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân và xây chắc tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.
Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch bù đắp các chi phí về tăng giá, tăng hiệu quả sản xuất và không ảnh hưởng đến chính sách an sinh của người dân nông thôn Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh triển khai nhiều giải pháp đưa nước sạch đến với vùng nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tới nay, có 81.462/293.534 hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh.
Các sở ngành, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa vào sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của người dân Hà Tĩnh.
Các địa phương ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang gấp rút đẩy nhanh các dự án mở rộng mạng lưới nước sạch để sớm hoàn thành tiêu chí tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung nhằm đạt chuẩn xã NTM nâng cao, kiểu mẫu trong năm 2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai dự án theo quy định, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao.
Nước sạch được đưa về tận thôn không chỉ mang lại cho người dân nhiều vùng quê Hà Tĩnh niềm vui khi được sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng mà còn góp phần cho các địa phương sớm đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.
Để người dân nông thôn Hà Tĩnh được quyền tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch an toàn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo chỉ tiêu nước sạch trong NTM là mục tiêu mà Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn luôn hướng tới.
Việc có hơn 1,1 triệu người khu vực nông thôn Hà Tĩnh được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh không chỉ nâng cao đời sống Nhân dân mà còn góp phần vào việc cùng tỉnh xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới.
Công trình lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) được triển khai nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch cho hơn 500 hộ dân trên địa bàn.
Mô hình nước sạch thôn Minh Hòa, xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là 1 trong 4 mô hình được Bộ NN&PTNT đưa vào nhóm mô hình cấp nước sạch nông thôn, danh mục thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao chủ đầu tư khẩn trương triển khai các bước theo quy định để khởi công; thường xuyên chỉ đạo, giám sát, đảm bảo các công trình hoàn thành và giải ngân đúng hạn.
Hơn 130 hộ dân thuộc khu vực tái định cư ở xã Thọ Điền (Vũ Quang) đang thiếu nước sạch trầm trọng. Bà con phải xoay xở đủ cách để có nguồn nước sạch sử dụng hằng ngày.
Dù đã được gia hạn song do thiếu nguồn kinh phí trong công tác giải phóng mặt bằng nên tiểu dự án nước sạch cho một số xã thuộc huyện Lộc Hà, Can Lộc (Hà Tĩnh) tiếp tục bị chậm tiến độ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải tiếp tục mỏi mòn chờ nước sạch.
So với đầu năm, lượng tiêu thụ nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung tại khu vực nông thôn Hà Tĩnh tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt hơn 1,5 triệu m3.
Kể từ khi công trình cấp nước sinh hoạt La Giang đi vào vận hành, hơn 4.000 hộ dân ở 3 xã Lâm Trung Thủy, Bùi La Nhân, Quang Vĩnh thuộc vùng hạ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được tiếp cận với nguồn nước sạch đảm bảo, từ đó thay đổi thói quen sử dụng nước sinh hoạt.
Nhiều người dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) phàn nàn về việc Trạm Cấp nước Lộc Hà (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tĩnh) gây khó dễ cho người có nhu cầu sử dụng mới.
Dù đã có hệ thống nước sạch nhưng từ nhiều năm nay, người dân xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn đang dùng nước mưa, nước giếng khoan để ăn uống, còn nước máy chỉ để... giặt giũ, tưới cây.
Theo thống kê, nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chủ yếu từ nguồn nước giếng trong khi công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn còn rất hạn chế.
Đến năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu có 75% người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân nông thôn, mục tiêu này còn góp phần cùng tỉnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới…
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hỗ trợ thiết bị đảm bảo nước sạch đã giúp người dân vùng lũ Hà Tĩnh cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe trong cộng đồng.
Nằm ở cuối nguồn cấp và hệ thống đường ống bị hư hỏng do thi công đường là những nguyên nhân khiến người dân thôn Đông Mỹ, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt.
Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề đảm bảo hành lang an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tình hình cấp nước và thu gom, xử lý nước thải vào chiều 28/7.
Mỗi gia đình ở “ốc đảo” Hồng Lam (Hà Tĩnh) có ít nhất 2 bể chứa nước mưa và chỉ dùng cho nấu ăn, nước uống nhưng do khô hạn kéo dài, nhiều bể nước đã trơ đáy.
Do không có trong quy hoạch sử dụng đất nên dự án Nhà máy nước sạch huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn chưa thể được triển khai, trong khi đây là công trình cấp thiết đối với cuộc sống của người dân địa phương.
Sinh sống cạnh nhà máy nước nhưng hơn 2 năm nay, gần 500 hộ dân với khoảng 2.000 nhân khẩu xã Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn phải “vật vã” với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.