Vì sao người dân Lộc Hà bức xúc với chất lượng nước sạch?

(Baohatinh.vn) - Khoảng 3 tháng nay, hàng nghìn hộ dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bức xúc vì chất lượng nước sạch quá kém, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt.

Nhà cạnh Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng (thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh) nhưng mấy tháng nay, chị Phan Thị K. cùng người dân ở thôn Nam Sơn (xã Thịnh Lộc) hiếm khi được dùng nước máy đảm bảo chất lượng.

Cũng như chị K., bà con ở đây đang phải khóa vòi nước sạch, hoặc chỉ dùng để cho gia súc uống, tắm rửa. Nước dùng để nấu ăn, sinh hoạt được chở về từ nơi khác hoặc người dân phải mua nước lọc, tích trữ nước mưa, dùng nước giếng khơi. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng khiến bà con bất an, bức xúc và đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp và nhà máy.

Vì sao người dân Lộc Hà bức xúc với chất lượng nước sạch?

Chậu nước máy đáng sợ này do người dân thôn Tân Thượng (xã Tân Lộc) chụp lại, cách đây 5 ngày.

Tình trạng này cũng xảy ra đối với hàng nghìn hộ dân sử dụng nước sạch ở thị trấn Lộc Hà, xã Thạch Kim, xã Bình An, xã Tân Lộc và các thôn khác của xã Thịnh Lộc khi họ đang dùng chung nguồn nước do Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng cung cấp.

Nguồn nước chất lượng kém đang ảnh hưởng đến sức khỏe, bất tiện trong sinh hoạt, đồ gia dụng bị hư hỏng... nên bà con rất bức xúc, yêu cầu đơn vị công ích này kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nhưng đến nay vẫn đang tiếp diễn.

Anh Nguyễn Đình Q. ở thôn Tân Thượng (xã Tân Lộc) phản ánh: “Chất lượng nước sạch thời gian gần đây không đảm bảo nên chúng tôi phải thường xuyên đánh chùi bình chứa, bồn đựng nước và các thiết bị khác để tránh hư hỏng, mất vệ sinh, nhưng chỉ được vài ngày lại lắng đầy cặn, đồ dùng bị ố vàng. Nước về đến nhà đầy cặn bẩn nên chỉ dùng để tắm rửa, thậm chí, nhiều hôm tắm xong ngứa không ngủ được”.

Vì sao người dân Lộc Hà bức xúc với chất lượng nước sạch?

Người dân Thịnh Lộc nhiều tháng nay phải chở nước từ nơi khác về phục vụ sinh hoạt

Anh Trần Đình T. ở TDP Phú Mậu (thị trấn Lộc Hà) bức xúc: “Khoảng cuối tháng 7/2023, chúng tôi thấy chất lượng nước sạch bắt đầu có dấu hiệu không đảm bảo. Gọi là “nước sạch” nhưng mở vòi ra thì thấy nước khi thì màu vàng, lúc thì màu đỏ, lúc thì đầy cặn bẩn, có hôm chỉ ngửi thấy mùi bùn tanh. Vì không đảm bảo nên các hộ không dám dùng để ăn uống, hạn chế dùng sinh hoạt”.

Chị Võ Thúy H. ở thôn Xuân Phượng (xã Thạch Kim) đề xuất: “Tình trạng nước không đảm bảo đã xảy ra nhiều tháng nay nhưng phía Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng chậm khắc phục. Vì vậy, bà con chúng tôi đề nghị nhà máy phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, đẩy nhanh tiến độ khắc phục các sự cố. Các phòng, ngành, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc để kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh tình trạng này, tránh để tái diễn”.

Vì sao người dân Lộc Hà bức xúc với chất lượng nước sạch?

Nước “sạch” được nhà máy cho là “tạm ổn”, nhưng khi người dân thị trấn Lộc Hà kiểm tra vào trưa 24/10 vẫn còn rất nhiều tạp chất, cặn bã.

Ông Từ Hữu Hạnh – Tổ trưởng phụ trách Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng cho biết: “Công trình có công suất thiết kế 4.000m3/ ngày đêm, cấp nước sạch cho hơn 7.000 hộ khách hàng. Vừa qua, trên địa bàn có xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật, trong quá trình thi công đã làm vỡ đường ống khiến cho chất lượng nước chưa đảm bảo theo quy định.

Việc khắc phục sự cố gặp khó khăn do các tuyến ống hư hỏng phải thi công dưới đường bê tông, đường nhựa, các hạng mục kiên cố nên thời gian sục rửa đường ống lâu hơn dự kiến”.

Vì sao người dân Lộc Hà bức xúc với chất lượng nước sạch?

Cán bộ Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng kiểm tra hệ thống xử lý.

Thiết nghĩ, bất luận vì lý do gì thì sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của hàng chục nghìn người dân phải đặt lên hàng đầu, nguyện vọng của bà con là chính đáng. Vì vậy, Công trình cấp nước sạch Thạch Bằng phải phối hợp với các đơn vị, phòng, ngành có liên quan khắc phục ngay tình trạng như hiện nay để phục vụ bà con.

Các cơ quan, phòng, ngành chức năng cũng cần vào cuộc để kiểm tra, tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động này, không để tình trạng này tái diễn.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.