“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

(Baohatinh.vn) - Hơn 1.000 hộ dân ở xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đang trong tình cảnh “khát” nước sạch, phải dùng giếng làng, ao hồ không đảm bảo vệ sinh.

Video: Người dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Không có nước máy, người dân xã Thanh Bình Thịnh phải đầu tư bể chứa nước mưa để phục vụ ăn uống. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài khiến hàng nghìn hộ dân tại đây lâm vào cảnh “khát” nước sạch.

Từ trước đến nay, gia đình chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Đại Liên, xã Đức Thanh cũ (nay xã Thanh Bình Thịnh) và hàng nghìn hộ dân khác trong xã phải dùng nước mưa để sinh hoạt.

Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài, khiến nguồn nước mưa dự trữ bị cạn kiệt nên người dân phải sử dụng nguồn nước giếng làng làm nguồn nước chính để phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Để có thể sử dụng nguồn nước lấy từ giếng làng, gia đình chị Nguyễn Thị Hường phải bỏ hơn 10 triệu để lắp đặt hệ thống xử lý nước.

Theo chị Hường, để có thể sử dụng nguồn nước từ giếng làng, gia đình chị phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước như: Bể lắng, bể lọc, máy bơm... với chi phí hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, do nguồn nước bị nhiễm phèn nên hệ thống xử lý bị hư hỏng thường xuyên.

“Cứ khoảng 1 năm, gia đình tôi lại thay chiếc máy bơm vì khi bơm nước lên hệ thống bể trên cao những cặn bùn bám vào làm gỉ máy, các ống lọc cũng bị nước làm cho ố vàng, đen kịt, cứ 3 tháng lại phải thay một lần", chị Hường cho hay.

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Nước mưa chỉ để dùng trong nấu ăn, còn mọi sinh hoạt khác, bà Phan Thị Tâm đều sử dụng nguồn nước đục ngầu từ giếng làng.

Vốn có kinh nghiệm từ nhiều năm nay, nên ngay từ đầu năm 2020, bà Phan Thị Tâm (48 tuổi, thôn Đại Liên) đã xây thêm bể với dung tích 4m3 để hứng nước mưa.

Tuy nhiên, gia đình có 8 thành viên, nắng hạn lại kéo dài, bà phải chắt chiu từng giọt để có đủ nước sạch phục vụ ăn, uống qua mùa hè này. Còn nước tắm, gặt... gia đình phải đầu tư đường ống và máy bơm để dẫn nước từ giếng làng về sử dụng.

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Bà Tâm và nhiều hộ khác trong thôn Đại Liên phải bỏ hơn 3 triệu đồng/hộ để lắp đặt máy bơm và đường ống để dẫn nước về phục vụ sinh hoạt.

Bà Tâm cho biết: “Nắng hạn kéo dài, hết nguồn nước mưa dự trữ, người dân chúng tôi phải sử dụng nước giếng làng không đảm bảo vệ sinh. Nhưng không có thì cũng phải dùng chứ biết làm sao được”.

Mục sở thị giếng làng ở thôn Đại Liên, chúng tôi thấy những giếng nước chẳng khác nào “ao tù, nước đọng”.

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Nước đóng váng, đục ngầu... tại các giếng làng là nguồn nước mà người dân xã Thanh Bình Thịnh đang sử dụng mỗi ngày.

Bà Lê Thị Thanh Huyên (73 tuổi, thôn Đại Liên) cho biết: "Chúng tôi đã nhiều lần có ý kiến với chính quyền địa phương, nhưng tình trạng thiếu nước sạch vẫn chưa được giải quyết. Dẫu biết sử dụng nguồn nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu không dùng nước ao thì chúng tôi cũng chẳng biết lấy nước đâu để dùng.

Đặc biệt là các thiết bị vệ sinh, máy giặt, bình nóng lạnh giờ đây không còn sử dụng được nữa vì nguồn nước không đảm bảo vệ sinh đã làm chúng bị hư hỏng hết..."

Bà Huyên cũng cho biết thêm, nhiều năm nay, người dân địa phương phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt nhưng chưa năm nào khắc nghiệt như bây giờ. Hầu hết các bể chứa nước đã trơ đáy...

“Khát” nước sạch, hơn 1.000 hộ dân Thanh Bình Thịnh phải sử dụng “ao tù, nước đọng”

Nhiều hộ còn sử sụng nguồn nước trong ao, hồ để sử dụng. Trong ảnh: Bà Lê Thị Thanh Huyên chỉ cho phóng viên nguồn nước gia đình đang sử dụng.

Ông Đoàn Ngọc Hường - Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh cho biết: "Toàn xã hiện có 5 thôn: Thanh Đình, Đại Liên, Đại Lợi, Thịnh Trung và Xóm Mới với khoảng hơn 1.000 hộ dân chưa có nước sạch để dùng.

Chứng kiến cảnh người dân “khát” nước sạch, chúng tôi cũng trăn trở rất nhiều. Hiện tại, xã đã phối hợp với Nhà máy nước Đức Thọ đầu tư xây dựng hệ thống dẫn nước sạch về phục vụ người dân, hy vọng cuối năm nay, người dân trong xã sẽ được dùng nguồn nước sạch từ dự án này...”.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Mua hàng theo thần tượng

Mua hàng theo thần tượng

Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Đầu đường vào thôn Đông Hà 2 cũng là khu vực đặt cổng chào của giáo xứ Lộc Thủy (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang thành nơi tập kết rác.
Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.