7 tháng đầu năm, người dân nông thôn Hà Tĩnh tiêu thụ hơn 1,5 triệu m3 nước sạch

(Baohatinh.vn) - So với đầu năm, lượng tiêu thụ nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung tại khu vực nông thôn Hà Tĩnh tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt hơn 1,5 triệu m3.

7 tháng đầu năm, người dân nông thôn Hà Tĩnh tiêu thụ hơn 1,5 triệu m<sup>3</sup> nước sạch

Tổng sản lượng nước tiêu thụ tại các khu vực nông thôn từ các công trình cấp nước tập trung do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý đạt hơn 1,5 triệu m3 nước trong 7 tháng đầu năm.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, hiện, 7 công trình cấp nước tập trung do đơn vị quản lý, vận hành khai thác hoạt động khá hiệu quả, cấp nước thường xuyên, liên tục cho gần 24.000 hộ gia đình.

Những tháng đầu năm, tổng sản lượng nước sản xuất đạt hơn 2,4 triệu m3 nước. Theo đó, tổng sản lượng nước tiêu thụ tại các khu vực đạt hơn 1,5 triệu m3 nước, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt gần 50% kế hoạch năm 2022. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình 35,8%.

Một số công trình có lượng tiêu thụ nước lớn như: Trạm cấp nước Thạch Bằng (gần 600 nghìn m3); tổ cấp nước Bắc Thạch Hà (trên 360 nghìn m3); Trạm cấp nước Bắc Cẩm Xuyên (gần 340 nghìn m3)…

Kể cả một số công trình từng gặp nhiều khó khăn trong công tác vận hành, khai thác cũng đang hoạt động khá ổn định, hiệu quả như: tổ cấp nước Thạch Sơn; tổ cấp nước Gia Phố, lượng tiêu thụ nước tăng từ 10 - 15% so với cùng kỳ năm 2021.

7 tháng đầu năm, người dân nông thôn Hà Tĩnh tiêu thụ hơn 1,5 triệu m<sup>3</sup> nước sạch

Số lượng người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn Hà Tĩnh liên tục tăng cao trong những năm qua.

Dự kiến, trong năm 2022, tổng sản lượng tiêu thụ nước cả năm từ các công trình cấp nước tập trung đạt 3.140.800 m3. Theo đó, Trung tâm tập trung các giải pháp nâng cao công tác quản lý, vận hành; khắc phục, sửa chữa những điểm bị hư hỏng trên toàn mạng lưới nhằm chống thất thoát nước, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân, đồng thời lan tỏa ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch ở nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, Trung tâm cũng phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát thực hiện đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới và đầu tư xây dựng mới 9 công trình cấp nước tập trung trong năm 2022.

Bao gồm: Công trình Mạng lưới cấp nước sinh hoạt xã Nam Điền, huyện Thạch Hà; thay thế nguồn cấp nước thô Công trình cấp nước Khánh Lộc và nâng cấp, sửa chữa mở rộng công trình cấp nước Phúc Giang (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (giai đoạn 1); nâng cấp, mở rộng nhà máy nước xã Thiên Lộc cấp cho xã Vượng Lộc (giai đoạn 2); công trình Mở rộng nhà máy Bắc Cẩm Xuyên cấp cho xã Cẩm Quang (giai đoạn 2); công trình Mở rộng nhà máy Bắc Cẩm Xuyên cấp cho xã Cẩm Duệ (giai đoạn 2); công trình cấp nước vùng bãi ngang ven biển Thạch Hà (giai đoạn 1); Công trình Xây dựng nhà máy cấp nước xã Lâm Hợp,Kỳ Sơn (giai đoạn 1); công trình Đầu tư xây dựng nhà máy nước cấp nước sạch cho xã Đức Lạng, Đức Đồng, Hòa Lạc, Tân Hương; công trình Xây dựng Nhà máy nước Tân Mỹ Hà.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
'Xé túi mù' - Một trào lưu góp phần hủy hoại môi trường

'Xé túi mù' - Một trào lưu góp phần hủy hoại môi trường

Trào lưu “Xé túi mù” đang thu hút hàng triệu người dùng trên mạng xã hội Việt Nam. Sự hấp dẫn của việc khám phá bất ngờ khiến nhiều người bị cuốn vào cơn sốt mua sắm này. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui ngắn ngủi là những hệ lụy không nhỏ đến môi trường và xã hội.
Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.