Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, 49 tuổi, được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị được Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao cho ông Nghị, sáng 25/1 (26 tháng Chạp). Trước đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải đã được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, quê Cà Mau, là tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng. Ông bắt đầu công việc là giảng viên (tháng 6/1999) tại Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến năm 2011, ông trải qua nhiều vị trí ở trường này như: Trưởng Ban Quản lý đào tạo sau đại học và Quan hệ quốc tế, Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Kiến trúc.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Thanh Nghị sáng 25/1. Ảnh: An Phương
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào tháng 1/2011, ông Nghị được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ tháng 11/2011 đến tháng 2/2014, ông là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Sau đó, ông Nghị chuyển công tác về Kiên Giang. Từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2020, ông giữ các vị trí: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021, ông là Ủy viên Trung ương Đảng và quay lại Bộ Xây dựng giữ vị trí Thứ trưởng. Ngày 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông Nghị được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng và giữ chức vụ này cho đến nay.
Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh hiện có 5 người, gồm: Bí thư Nguyễn Văn Nên và 4 Phó bí thư là ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố; bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND thành phố; ông Nguyễn Phước Lộc và ông Nguyễn Thanh Nghị.
229 cán bộ, công chức Chi cục Thuế khu vực XI (công tác ở 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) vừa được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch nhằm thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy trong công việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, quan trọng, hiện nay cả hệ thống chính trị đang gấp rút tập trung triển khai.
Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu đề xuất giữ nguyên Hà Tĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay.
Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.
Đặt tên địa phương sau sáp nhập là việc hệ trọng, được Nhân dân ủng hộ, góp phần tạo di sản văn hóa bền vững cho thế hệ sau và kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
300 đại biểu thanh niên đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam dự buổi đối thoại và đặt nhiều câu hỏi "nóng" cho Thủ tướng về chủ đề phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Lãnh đạo Hà Tĩnh mong Ban Quản lý KKT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, chiến lược, có tính lan tỏa và ảnh hưởng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tỉnh cần đạt ba tiêu chuẩn: diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo các điều kiện này, Hà Tĩnh hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy; các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực.
Công chức cấp xã đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại nghị định 29/2023 trước ngày 1/1 thì không được hưởng chính sách, chế độ ở Nghị định 67.
Sáp nhập đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung cần “Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri”.
Dự kiến ngày 30/6 cả nước hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và đến 1/9 sẽ vận hành các tỉnh, thành phố mới với số lượng giảm khoảng một nửa so với cơ cấu hiện hành.
Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu yêu cầu các phòng, ban, địa phương có giải pháp tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Bí thư Đảng ủy HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh mong muốn Đảng bộ HĐND tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng tổ chức sắp xếp, đi vào hoạt động hiệu quả.