Ông Trump bác kế hoạch đánh thành trì IS

Chính phủ Obama mất bảy tháng cực khổ lên kế hoạch vũ trang các tay súng người Kurd mong tái chiếm Raqqa từ IS nhưng đã bị chính phủ Trump bác bỏ không thương tiếc.

Chính phủ Obama mất hơn bảy tháng để lên kế hoạch đánh đòn cuối cùng tái chiếm Raqqa (Syria) từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), theo Washington Post. Tổng thống Barack Obama đã hàng chục lần họp với nhóm cố vấn an ninh quốc gia, vạch hàng chục kế hoạch tác chiến, bao ngày đêm tranh luận vất vả.

Quá nhiều thời gian bàn bạc, quá ít thời gian để hành động

Sau hai năm giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ vì khác biệt ưu tiên, giữa năm 2016, Mỹ quyết định sẽ hỗ trợ các tay súng người Kurd tái chiếm Raqqa. Sơ suất của Tổng thống Obama là đã dành quá nhiều thời gian để bàn bạc mà chừa quá ít thời gian để hành động.

ong trump bac ke hoach danh thanh tri is

Sau nhiều tháng tính toán kỹ lưỡng cách thức đánh chiếm thành trì Raqqa của IS tại Iraq, kế hoạch của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bị chính quyền kế nhiệm bác bỏ. Ảnh: GETTY

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ khi đó Joseph F. Dunford Jr. nói cần thời gian đánh giá liệu Thổ Nhĩ Kỳ có điều quân đánh Raqqa thay thế lực lượng tay súng người Kurd hay không. Đến tận cuối năm 2016, tướng Dunford xác định Thổ Nhĩ Kỳ không điều quân chiếm Raqqa, chính thức đề nghị vũ trang cho lực lượng tay súng người Kurd với các loại vũ khí hạng nặng. Lúc này thời gian còn lại của chính phủ Obama chỉ là ba tuần.

Ngày 10-1, các cố vấn Obama tập trung bàn kế hoạch và thống nhất hỏi ý kiến đội ngũ Trump, với suy nghĩ nếu quyết định mà chính phủ mới hủy bỏ thì cũng vô ích. Và tướng về hưu Michael Flynn, hiện là cố vấn an ninh quốc gia, lên tiếng giành quyền quyết định cho chính phủ Trump. Ngày 17-1, chỉ ba ngày trước khi phải chuyển giao quyền lực, Tổng thống Obama chỉ đạo đội cố vấn giao lại cho đội ngũ Trump tài liệu kế hoạch cùng bản thuyết trình để ông Trump giải thích với phía Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Obama tin tưởng mình đã chuẩn bị kỹ lưỡng thế thì Tổng thống Trump sẽ dễ dàng và nhanh chóng xúc tiến kế hoạch. Thực tế nhóm cố vấn Trump cũng nhanh chóng quyết định nhưng là quyết định hủy bỏ chứ không phải hành động.

Kế hoạch của chính phủ Trump sẽ thế nào?

Trục trặc trong chuyển giao một trong những vấn đề an ninh quốc gia quan trọng một lần nữa cho thấy hai vị tổng thống có quá nhiều khác biệt.

Bản thân ông Trump từng nói rõ sẽ có một chiến dịch tấn công nhanh, mạnh để hủy diệt IS và tuyên bố sẽ giao Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis toàn quyền quyết định. Bộ trưởng Mattis và nhóm cố vấn Trump sẽ chỉ có một tháng để giải quyết khó khăn mà Tổng thống Obama và đội ngũ của mình đã phải mất đến bảy tháng bàn bạc. Ông Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Mattis phải sớm trình nhiều phương án hành động. Tuy nhiên, theo Washington Post, giải pháp cứng rắn và quyết liệt của ông Trump dù có thể sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu diệt IS ở Syria và cả Iraq nhưng cũng sẽ gây thương vong rất lớn cho dân thường, gia tăng giận dữ của thế giới Hồi giáo với Mỹ.

Ông Trump và các cố vấn cũng có thể sẽ quyết định tăng hợp tác với Nga và cả Tổng thống Syria Bashar al-Assad để tái chiếm Raqqa. Hoặc rồi cuối cùng, ông Trump sẽ lại chọn cái ít tệ nhất trong những điều tệ nhất - làm theo kế hoạch mà Tổng thống Obama để lại, trang bị vũ khí cho lực lượng tay súng người Kurd ở Syria.

Với đội ngũ Obama, kế hoạch là kết quả của nhiều năm thu thập kinh nghiệm tại Syria. Tuy nhiên, với đội ngũ Trump, đây là một kết quả “nghèo nàn”, thiếu thông tin Mỹ cần như bao nhiêu binh sĩ huấn luyện, nội dung hợp tác với Nga, thiếu kế hoạch B phòng khả năng cuộc tấn công của lực lượng tay súng người Kurd bị phong tỏa.

___________________________________

Sự cực khổ của Tổng thống Obama để hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất trong kế hoạch lại được đáp lại bằng sự lãnh đạm của chính quyền Trump.

WASHINGTON POST

Theo PLO

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.