Phản ứng của thế giới sau khi ông Trump giận dữ hủy họp với Triều Tiên

Các nhà lãnh đạo, chính khách thế giới bày tỏ lo ngại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ hủy họp thượng đỉnh với Triều Tiên.

Phản ứng của thế giới sau khi ông Trump giận dữ hủy họp với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP)

Tổng thống Trump hủy họp vì nhiều lý do

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/5 bất ngờ tuyên bố hủy cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore do "sự giận dữ và thái độ thù địch" gần đây của Bình Nhưỡng.

Nhà Trắng sau đó cho biết, Tổng thống Trump quyết định hủy họp một phần là do phái đoàn Triều Tiên không tới các cuộc họp trù bị.

"Triều Tiên liên tục không giữ lời hứa khiến Mỹ quyết định hủy họp", Yonhap dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết. "Trong chuyến thăm thứ hai của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng, Triều Tiên cam kết hai bên sẽ gặp nhau tại Singapore vào tuần trước để bàn về các công tác chuẩn bị hậu cần cho hội nghị. Đoàn tiền trạm của Nhà Trắng đã đến và chờ đợi trong khi phái đoàn Triều Tiên không tới. Phía Triều Tiên không hề thông báo với chúng tôi", quan chức trên cho biết.

Cũng theo quan chức trên, giới chức Mỹ tuần qua đã ra sức liên lạc với phía Triều Tiên để chuẩn bị cho hội nghị nhưng không có hồi đáp.

Ngoài ra, Triều Tiên cam kết sẽ cho phép các chuyên gia quốc tế giám sát quá trình phá hủy bãi thử hạt nhân, nhưng cuối cùng, chỉ một nhóm phóng viên quốc tế được quan sát quá trình này.

"Triều Tiên đã không giữ lời hứa. Như vậy, chúng tôi không có đủ bằng chứng để kết luận Bình Nhưỡng đã phá hủy hoàn toàn bãi thử hạt nhân. Rất có thể các đường hầm ở đây đã được bố trí để vẫn có thể sử dụng sau này", quan chức Nhà Trắng nói.

Giới chức Mỹ được cho là cũng "phật lòng" bởi Triều Tiên chỉ trích những nhận định của Phó Tổng thống Mike Pence là "thiển cận".

Thế giới lo ngại về quyết định hủy họp Mỹ-Triều

Phản ứng của thế giới sau khi ông Trump giận dữ hủy họp với Triều Tiên

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)

Ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp lúc nửa đêm với các cố vấn an ninh, lãnh đạo tình báo, Chánh văn phòng Nhà Xanh, Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng.

"Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể diễn ra vào ngày 12/6 như dự kiến", Tổng thống Moon nói. Phát ngôn viên của Tổng thống Moon cũng cho biết: "Chúng tôi đang ra sức đánh giá ý định của Tổng thống Trump và tìm hiểu xem ý nghĩa thực sự của quyết định đó".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ quan ngại về quyết định hủy họp của ông Trump. "Tôi vô cùng quan ngại về quyết định hủy họp giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Bình Nhưỡng và Washington cần tìm một con đường cho giải trừ hạt nhân hòa bình và có thể xác minh trên bán đảo Triều Tiên".

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua cũng cho biết, Nga coi việc hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều là điều đáng tiếc. Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh thêm rằng, ông Kim Jong-un đã làm hết sức mình để thực hiện những cam kết đưa ra.

"Ông Kim Jong-un đã làm hết sức mình để thực hiện cam kết, thậm chí là cho nổ tung một số đường hầm ở bãi thử hạt nhân, nhưng sau đó thì chúng tôi là nghe thấy thông tin Mỹ hủy họp", ông Putin nói. Ông cho biết, Nga coi hội nghị Mỹ-Triều là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Putin khẳng định, Nga và các đối tác sẽ tiếp tục phối hợp để gắn kết Mỹ và Triều Tiên. "Chúng tôi rất hy vọng cuộc đối thoại sẽ được nối lại bởi vì nếu không có đối thoại chúng ta không thể hy vọng những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng này", ông Putin nhấn mạnh.

Thủ tướng Anh Theresa May cũng bình luận: "Chúng tôi thất vọng vì hội nghị không diễn ra theo kế hoạch. Chúng tôi cần một thỏa thuận có thể dẫn đến giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên và chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác để đạt được mục tiêu này".

Theo Dân trí

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.