Phát hiện một kiệt tác "bị bỏ quên" của Michelangelo

Tuần tới, hơn 130 bức phác thảo của danh họa Phục hưng Michelangelo sẽ được trưng bày trong triển lãm Michelangelo: Divine Draftsman and Designer tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ). Đáng nói, trong số đó, người xem sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm mới được khẳng định là của thiên tài này.

phat hien mot kiet tac bi bo quen cua michelangelo

Bức phác thảo được cho là của Michelangelo

Đây là bức phác họa vẽ bằng phấn đen trên giấy trắng, được sáng tác vào khoảng năm 1530. Carmen C. Bambach, giám tuyển đã dày công thu thập 8 năm để tổ chức được triển lãm nêu trên, nhận định tác phẩm này là của Michelangelo.

Bức phác họa này nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Stadel ở Frankfurt (Đức) từ thế kỷ 19. Phía trên bức phác thảo có những dòng chữ viết tay, trong tranh mô tả hai nhân vật, trong đó có một người đàn ông khỏa thân.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bambach giải thích lý do tại sao bà lại cho đây là tác phẩm của Michelangelo. Theo bà, một số chuyên gia cho rằng đây là bản sao một tác phẩm của Michelangelo do Giorgio Giulio Clovio vẽ. (Trong thế kỷ 16, Clovio vốn nổi tiếng khi cho ra đời nhiều bản sao như vậy.) Tuy nhiên Bambach lại nghi ngờ điều này.

"Mọi thứ đều có sự khác biệt rất rõ, kể cả giấy vẽ. Màu xám mịn của Clovio đối nghịch với phong cách của Michelangelo. Sự đồng đều là một tính năng nhất quán trong các bức tranh của Clovio, trong cả bản gốc và bản sao" – bà nói – "So sánh với các chân dung khỏa thân, có thể nhận thấy rõ phía thân trên xương xẩu, các yếu tố ngoại vi được phác họa nhẹ và những chỗ sửa chữa được xúc tiến song song. Đây là những đặc trưng trong phong cách vẽ của Michelangelo".

Cũng theo Bambach, những dòng chữ viết tay phía trên bức tranh cũng từng được coi là của một người vô danh và nhiều người cũng cho rằng đây cũng không phải là của Michelangelo sau khi so sánh với nhiều bức thư và tài liệu mà ông để lại. Tuy nhiên, Bambach cho biết những dòng viết tay này rất đặc biệt và chỉ ra những móc bên trái của các chữ cái nhất định - một phong cách "bất thường" nữa khiến bà nghĩ đến một nhân vật nữa trong thời của Michelangelo. Cụ thể, đó là Sebastiano del Piombo, một nghệ sĩ Venice đã dành gần 20 năm để nghiên cứu về Michelangelo ở Roma, không chỉ là một họa sĩ mà còn là một nhà thơ.

Say mê những tác phẩm của Michelangelo, chàng trai del Piombo trẻ trung thường cho ra đời những bức tranh vẽ dựa theo các tác phẩm của "thần tượng" mình. Del Piombo và Michelangelo thường có sự trao đổi rộng rãi. Michelangelo thường gửi cho chàng trai trẻ các bức phác họa của mình, còn Sebastiano thường chia sẻ các bài thơ và đôi khi là các khổ thơ được phổ nhạc.

Thẩm định phần chữ viết tay trên bức tranh phác thảo của Michelangelo, Bambach cho rằng đây là của Sebastiano, người có cách viết chữ "l" và "d" có những dấu móc đặc trưng. Thực tế, Sebastiano là người thuận tay trái, song ông đã tự luyện viết tay phải, nhưng "không giống với bất cứ nhà văn thuận tay phải nào khác, tất cả các dấu móc của chữ cái của del Piombo lại hướng về phái trái hơn về phía phải".

Song vấn đề ở đây là liệu bức tranh có phải do Sebastiano del Piombo vẽ? Bambach khẳng định: không thể. Bà phân tích một bức tranh của Sebastiano được lấy cảm hứng từ tác phẩm The Christ Child and Infant Saint John the Baptist của Michelangelo: trong khi các bức vẽ của Michelangelo đều có đường nét sắc nét, giàu cá tính, thì tác phẩm của del Piombo lại là những nét vẽ mỏng mảnh với nhiều nét tăng cường.

Khi giành được bức tranh này hồi năm 1850, Bảo tàng Stadel mô tả đây là tác phẩm của Michelangelo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại đã "săm soi" và hai học giả thế kỷ 20, gồm Bernard Berenson và Luitpold Dussler, đều phủ nhận những tuyên bố đây là tranh của Michelangelo.

Thế nhưng Bambach đã nghiên cứu rất kỹ các đường nét vạch sâu trong tranh. Michelagelo hay vẽ phấn trên giấy. Nếu trong một bức tranh chép, khó có thể phát hiện ra đặc điểm này nếu như không nhìn bằng kính lúp. Nhưng, nhìn kỹ, có thể thấy cơ thể nhân vật khỏa thân trong tranh như được vẽ bằng hai nét.

Điều này được giải thích bằng việc khi vẽ, Michelangelo đã ấn mạnh phấn vẽ trên giấy, tạo nên những đường rất rõ nét và rất đặc trưng. So sánh với tác phẩm khác của Michelangelo, Fall of Phaeton, cũng nhận thấy rõ những nét vẽ tương tự như với nhân vật khỏa thân đang cúi xuống trong tranh.

Bambach cho biết, để có được kết luận đây là tác phẩm của Michelangelo đó không chỉ đơn thuần là việc nghiên cứu kỹ một tác phẩm, mà phải bắt nguồn từ việc xem nhiều bức vẽ khác và tìm hiểu về cuộc đời của nghệ sĩ.

10 năm trước cũng từng phát hiện tranh của Michelangelo

Michelangelo (1475 –1564) là một hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng. Hai trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Đức Mẹ Sầu Bi và tượng David (1504), được thực hiện trước khi ông sang tuổi 30.

Tác phẩm của Michelangelo được tìm thấy trong thời gian gần đây nhất, hồi năm 2007, là bản phác hoạ bằng phấn đỏ Michelangelo vẽ cho mái vòm Nhà thờ thánh Peter, được phát hiện trong thư khố của Vatican. Đây là bức phác hoạ cuối cùng của ông trước khi ông mất năm 1564.

Theo TT&VH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).