Phát huy vai trò tham mưu và quản lý Nhà nước về tư pháp

(Baohatinh.vn) - Với vai trò là cơ quan tham mưu và quản lý Nhà nước về tư pháp ở địa phương, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.

Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.jpg
Sở Tư pháp tham gia hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Tư pháp tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức 12 hội nghị tập huấn Luật Đất đai và kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở tại các địa phương, 13/13 huyện, thị, thành phố tại Hà Tĩnh đã triển khai tập huấn, giới thiệu Luật Đất đai cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân; đặc biệt là người làm công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai... với hàng nghìn lượt người tham gia.

Chị Lê Thị Huyền - Trưởng phòng Tư pháp huyện Hương Khê cho biết: “Qua tập huấn, đội ngũ làm công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở đã nắm chắc các nội dung của Luật Đất đai, đặc biệt là kỹ năng, phương pháp tuyên truyền để từ đó chuyển tải pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân một cách sâu rộng, hiệu quả nhất”.

tp1.jpg
Phòng Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp nghiên cứu phương án triển khai tuyên truyền Luật Đất đai.

Cùng với Luật Đất đai, thời gian qua, công tác PBGDPL chung của ngành tư pháp tiếp tục được quan tâm thực hiện, phát huy hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung PBGDPL tiếp tục đảm bảo gắn với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, phù hợp với đặc trưng từng địa bàn, đối tượng cụ thể. Trong đó, chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật mới, các vấn đề mang tính thời sự, thiết yếu, được xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH của tỉnh. Hình thức PBGDPL được triển khai đa dạng, phong phú, kết hợp có hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền pháp luật truyền thống và các hình thức mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Đặc biệt, Sở Tư pháp đã phối hợp với Báo Hà Tĩnh, Đài PT-TH tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục pháp luật và đời sống nhằm chuyển tải các nội dung pháp luật đến với người dân một cách bài bản, chính thống và đạt hiệu quả cao. Từ đó, nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức tự giác chấp hành của người dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị từ cơ sở.

111.jpg
Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã nghiên cứu, cho ý kiến đối với 32 hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phức tạp. (Trong ảnh: Cán bộ Thanh tra Sở Tư pháp trao đổi về những quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

Một trong những kết quả nổi bật của Sở Tư pháp trong những tháng đầu năm nay đó là công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Theo chị Trần Thị Hải Giang - Trưởng phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL, Sở Tư pháp: “Để các văn bản, chính sách do HĐND, UBND tỉnh ban hành thực sự đi vào cuộc sống và mang lại giá trị thực tiễn cao, không thể thiếu vai trò thẩm định của Sở Tư pháp. Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo cho văn bản QPPL được ban hành phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, đúng thẩm quyền, hình thức, nội dung, không trái với quy định của pháp luật”.

C31A97C2-CADB-4C24-8CAA-B4088B0A1AE6.jpeg
Sở Tư pháp và Công an tỉnh ký kết Kế hoạch liên tịch thực hiện chương trình phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên địa bàn Hà Tĩnh.

Từ đầu năm đến nay, Sở đã thẩm định 39 dự thảo văn bản QPPL; góp ý trên 200 dự thảo văn bản của Trung ương và của tỉnh. Quá trình thẩm định, góp ý văn bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Sở Tư pháp đã chủ động tham gia ngay từ đầu cùng với cơ quan chủ trì trong quá trình xây dựng dự thảo, thông qua việc góp ý bằng văn bản hoặc tổ chức các cuộc họp để trao đổi, thống nhất ý kiến. Nhờ đó, công tác thẩm định, góp ý văn bản ngày càng được nâng cao về chất lượng, đảm bảo về quy trình, thời gian theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.

PCC số 1.jpg
Những tháng tháng đầu năm, Phòng Công chứng số 01 thuộc Sở Tư pháp đã sử dụng thiết bị đọc mã QR trên thẻ căn cước vào thực hiện nghiệp vụ công chứng và xác thực cho 219 lượt khách hàng.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Sở đã tự kiểm tra 15 văn bản QPPL của UBND tỉnh; đã hoàn thành nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL giai đoạn 2019-2023 và tham mưu UBND tỉnh quyết định công bố; thường xuyên quan tâm, hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, pháp chế trên địa bàn.

Các lĩnh vực quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cũng từng bước đi vào nền nếp. Từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp đã nghiên cứu, cho ý kiến đối với 32 hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phức tạp, trong đó có 30 hồ sơ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

trợ giúp pháp lý.jpg
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện 232 vụ việc trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, các lĩnh vực công tác hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường Nhà nước và pháp chế; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật... tiếp tục được Sở Tư pháp tập trung thực hiện, phát huy tốt vai trò và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, thể hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tư pháp của đơn vị.

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp nhìn nhận: “Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành, thời gian qua, Sở Tư pháp đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác, nhất là trên lĩnh vực PBGDPL và thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL. Thời gian tới, đơn vị sẽ nỗ lực hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng ổn định, phát triển nhanh và bền vững”.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.