Phụ nữ cùng nhau “nuôi” lợn đất, tham gia bảo hiểm xã hội

(Baohatinh.vn) - Mô hình được triển khai tại huyện Vũ Quang và TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã thu hút đông đảo hội viên phụ nữ, tạo cơ hội để hội viên khó khăn có thể tham gia BHXH, BHYT bền vững.

Trong khuôn khổ chương trình phối hợp với Hội LHPN tỉnh, vừa qua, cơ quan BHXH cùng các hội LHPN xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) và phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) ra mắt mô hình nuôi lợn đất tiết kiệm giúp hội viên đóng BHXH, BHYT. Đây là giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn có thể tham gia BHXH tự nguyện, BHYT bền vững.

33.jpg
Đại diện Lãnh đạo BHXH và Hội LHPN huyện; UBND, Hội LHPN xã Đức Lĩnh tặng Lợn tiết kiệm đóng BHXH tự nguyện cho các hội viên phụ nữ tại thôn Thanh Bình (tháng 6/2024).

Chị Võ Thị Hải Hà – Chủ tịch Hội LHPN xã Đức Lĩnh cho biết:”Vừa qua, chúng tôi đã phối hợp ra mắt 10 mô hình "Nuôi lợn đất tiết kiệm đóng BHXH tự nguyện" tại các thôn trên địa bàn. Chương trình nhanh chóng nhận được sự đồng thuận của các hội viên. Đến nay, chúng tôi đã trao tận tay 50 con lợn đất cho 50 hội viên phụ nữ khó khăn tại 10/10 thôn của xã. Mô hình nhằm giúp chị em hình thành thói quen tiết kiệm, từng bước tích lũy để đóng BHXH tự nguyện, BHYT lâu dài”.

Theo tìm hiểu, các thành viên đều là những người có mức thu nhập trung bình, nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng và buôn bán nhỏ. Một số người đã tham gia BHYT, BHXH tự nguyện còn một số người chưa tham gia. Trong đó, người chưa tham gia có tâm lý ngại ngần vì họ phải đóng tiền thời gian dài mới đủ điều kiện hưởng, người đã tham gia thì thường gặp khó khăn về tài chính khi đến hạn đóng tái tục.

Ông Nguyễn Mạnh Toàn – Giám đốc BHXH huyện Vũ Quang cho biết: “Để mô hình "Nuôi lợn đất tiết kiệm đóng BHXH tự nguyện" phát triển hiệu quả, chúng tôi sẽ tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, cập nhật chính sách BHXH, BHYT cho các hội viên phụ nữ, hướng dẫn cách đóng sao cho các hội viên khó khăn giảm được áp lực. Hy vọng, mô hình sẽ ngày càng thu hút hội viên tham gia, lan toả sang các địa bàn khác”.

Sau hơn 2 tháng ra mắt, mô hình "Nuôi lợn đất tiết kiệm đóng BHXH tự nguyện" ở xã Đức Lĩnh đã được hội viên hưởng ứng nhiệt tình. Các cuộc tuyên truyền dưới nhiều hình thức đã giúp các hội viên phụ nữ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, từ đó tạo niềm tin, động lực để chị em hoạch định tài chính, dành một phần nhỏ trong thu nhập để tiết kiệm tham gia BHXH.

11.jpg
Chị Nguyễn Thị Thuỷ - thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh (áo trắng) cùng các chị em trong xã bỏ tiền vào lợn tiết kiệm trong ngày ra mắt mô hình tháng 6/2024.

Chị Nguyễn Thị Thuỷ - thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh chia sẻ: “Tôi đã tham gia BHXH tự nguyện được một thời gian, vì là nông dân nên tôi gặp khá nhiều khó khăn mỗi kỳ tái tục. Tham gia mô hình nuôi lợn tiết kiệm, hằng ngày, tôi bớt từ tiền bán rau, nông sản từ 10.000 – 20.000 đồng, mỗi tháng để dành được khoảng 300.000 đồng. Việc tiết kiệm như thế sẽ giúp tôi không gặp khó khăn khi đến kỳ đóng phí tái tục gói BHXH tự nguyện mà tôi đang tham gia. Tôi thấy đây là mô hình hay và ý nghĩa, tạo động lực để các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với chính sách an sinh xã hội một cách thiết thực, hiệu quả và bền vững”.

Cùng với mô hình của Hội LHPN xã Đức Lĩnh, ngày 1/8/2024, Hội phụ nữ TDP Ba Đồng, phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) cũng mắt mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH, BHYT”.

22.jpg
Các hội viên phụ nữ TDP Ba Đồng (phường Kỳ Phương) trong niềm vui ra mắt mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH, BHYT”.

Từ chỗ chỉ có 6 hội viên tham gia, đến nay, mô hình đã thu hút 28 hội viên, trong đó có 12 người đã tham gia BHXH tự nguyện, 16 người mong muốn được tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay, các thành viên đóng tối thiểu 300.000 đồng/người/tháng. Số tiền này sẽ được bỏ vào 5 con lợn đất và sẽ dùng để gia hạn BHYT hộ gia đình khi thẻ hết hạn, đóng mới hoặc tái tục BHXH tự nguyện mà các thành viên CLB có nhu cầu.

Chị Nguyễn Thị Hiệu - Chủ tịch Hội LHPN Phụ nữ phường Kỳ Phương chia sẻ: “Mô hình của TDP Ba Đồng là nơi tập hợp các gia đình hội viên, gắn kết chị em, trao đổi kinh nghiệm, tạo tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi, chia sẻ cách tiết kiệm nguồn vốn để chị em có thể tham gia BHYT hộ gia đình và BHXH tự nguyện. Hiện mô hình đang nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều hội viên. Khi mô hình có kết quả tốt, chúng tôi sẽ nhân rộng ra các địa bàn khác”.

Chủ đề Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.