Phương Tây so sánh “Máy bay ngày tận thế” của Nga-Mỹ

Truyền thông phương Tây đã quan tâm đến "máy bay ngày tận thế" do Nga và Mỹ sở hữu sau khi Moskva công bố kế hoạch chế tạo mới phương tiện này.

Theo ấn bản tiếng Tây Ban Nha của El Español (bản dịch của tài liệu được xuất bản bởi Inosmi), những cỗ máy này đóng vai trò như một boongke bay, đảm bảo an toàn cho tổng thống và lãnh đạo quân sự cũng như chính trị hàng đầu của đất nước nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân.

“Nơi tốt nhất để bảo vệ như vậy là trên không trung”, ấn phẩm cho biết. Hơn nữa, những chiếc máy bay đó phải chống được xung điện từ phát sinh từ một vụ nổ hạt nhân. Hiện tại phương tiện như vậy chỉ có trong Không quân Nga và Mỹ.

Các chức năng của một boongke bay ở Nga được thực hiện bởi Il-80, bắt đầu hoạt động từ những năm 1980. Đây là một đài chỉ huy trên không được trang bị với mức độ an ninh cao nhất.

Lưu ý rằng không có cửa sổ nào trên thân của chiếc máy bay này. Tác giả của ấn phẩm cũng gây chú ý với một loại “bướu” nhô ra ở phần trên, vốn dành cho ăng ten liên lạc vệ tinh. Bên dưới còn có một ăng ten để liên lạc với tàu ngầm, trong khi trên cánh có các máy phát năng lượng bổ sung.

Tuy nhiên trong thời gian tới,theo thông báo thì Il-80 đã được thay thế bằng khung thân Il-96-400M tiên tiến và hiện đại hơn, giúp tăng thời gian ở trên không cũng như bán kính chỉ huy.

Phuong Tay so sanh

Máy bay ngày tận thế Il-80 của Không quân Nga

Tại Hoa Kỳ, chiếc E-4 được sử dụng như một boongke bay - đây là một phiên bản sửa đổi từ Boeing 747-200. Máy bay này cũng được thiết kế để tồn tại trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nó cũ hơn Il-80, vì đã được sử dụng vào những năm 1970.

Sở chỉ huy không quân này có các hệ thống tương tự và kỹ thuật số trên khoang và được tích hợp một tổ hợp liên lạc vệ tinh để chỉ huy các lực lượng mặt đất và hạm đội hải quân.

Máy bay ngày tận thế của Mỹ có ba tầng sinh hoạt và một số phòng chờ. Bên cạnh đó nó có thể ở trên không trung tùy thuộc vào việc tiếp nhiên liệu, trong khoảng một tuần - hơn 150 giờ.

Theo Tùng Dương/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình với yêu cầu '3 nhất'

Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình - sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.