“Bàn tay em” - gia tài không nhỏ của người phụ nữ

(Baohatinh.vn) - Xuất hiện ở phần giữa tập thơ “Tự hát” (xuất bản năm 1984) của nữ sỹ Xuân Quỳnh, bài thơ “Bàn tay em” không nổi tiếng như “Tự hát” hay “Thư tình cuối mùa thu” nhưng để lại cho tôi dấu ấn sâu sắc nhất.

Trong thi ca nhạc họa, để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, người ta thường miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, nụ cười…, hiếm có khi nào lại đặc tả về đôi bàn tay người phụ nữ. Là người phụ nữ khéo léo, đảm đang, giàu tình cảm, Xuân Quỳnh càng hiểu giá trị của đôi bàn tay người phụ nữ. Với Xuân Quỳnh, không phải đôi mắt mà chính đôi bàn tay mới là cửa sổ tâm hồn của người phụ nữ. Thi tứ của bài thơ giản dị đến không ngờ nhưng qua ngôn ngữ thể hiện tự nhiên, giọng điệu tình cảm, trìu mến, đôi bàn tay trở nên thật dịu hiền, thật trang trọng và đẹp đẽ.

ban tay em gia tai khong nho cua nguoi phu nu

Ảnh minh họa từ interntet

Khổ thơ đầu tiên cũng chính là lời nhắc khéo léo của người vợ đối với người chồng của mình khi anh chỉ hiểu mình qua những biểu hiện bề nổi thường ngày mà không nắm bắt một thế giới nội tâm mênh mông ở bên trong khi tất cả đều hiển hiện ở một thực thể gần gũi – bàn tay. Mượn đôi bàn tay, Xuân Quỳnh đã xây dựng được một hình tượng thơ độc đáo. Và thông qua hình tượng đó, thi sỹ đã chuyển tải đến người đọc nhiều thông điệp quý giá về tâm hồn người phụ nữ. Nhân vật người chồng trong bài thơ cũng là người khá sâu sắc khi qua giọng nói, ánh mắt cũng đã hiểu được tâm tư người phụ nữ. Nhưng tình yêu của “em” dành cho “anh” thì không biểu hiện nhiều ở những điều anh nhìn thấy: Gia tài em chỉ có bàn tay/ Em trao tặng cho anh từ ngày ấy/ Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy/ Quá khứ dài là mái tóc em đen/ Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em/ Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng/ Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng/ Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

Theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ phải có tứ đức là “công, dung, ngôn, hạnh”, theo đó, “công” là yếu tố hàng đầu cần có của người phụ nữ. Bàn tay em của nữ sỹ Xuân Quỳnh chính là biểu hiện một phần của chữ “công” ấy. Nhân vật người vợ tuy không tự đánh giá cao những thứ thuộc về “dung”, “ngôn” ở bản thân mình mà lại rất coi trọng đôi bàn tay và coi đó là gia tài lớn nhất của mình nhưng kỳ thực những vẻ đẹp “dung”, “ngôn”, “hạnh” của người vợ đều đã toát lên từ đôi bàn tay thảo hiền ấy.

Đem bàn tay không thon dài, không trắng nõn búp măng ra để khoe với chồng là gia tài của mình thì có nghĩa người vợ ấy cũng rất tự tin về giá trị ẩn chứa trong đôi tay đó. Và thực, đôi bàn tay của Xuân Quỳnh chính là nơi ghi dấu và nuôi dưỡng, biểu đạt tâm tư, tình cảm nhiều nhất. Đó là nỗi vất vả, cô đơn suốt thời thơ ấu: Bàn tay em ngón chẳng thon dài/ Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả/ Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ/ Hái rau rền, rau rệu nấu canh/ Tập vá may, tết tóc một mình/ Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ. Đó là một tâm hồn phụ nữ mong manh, biết trân trọng những giá trị của tình yêu: Trong tay anh, tay của em đây/ Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ.

Qua hình ảnh đôi bàn tay, độc giả có thể thấy được bóng dáng một người phụ nữ lặng lẽ, giàu tình cảm và tinh tế. Không biểu đạt tình yêu của mình bằng ngôn ngữ, bằng cảm xúc của ánh mắt, chị âm thầm thể hiện tình yêu bằng những việc làm giản dị qua sự ân cần của đôi bàn tay như: Em phơi mền vá áo cho anh/ Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc. Đôi bàn tay của em còn là nơi biểu đạt một tâm hồn tinh tế, lãng mạn: Tay cắm hoa, tay để treo tranh/ Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ/ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ/ Lấy thời gian em viết những dòng thơ… Và không chỉ có thế, đôi bàn tay mà người chồng không để ý ấy còn biết sẻ chia bao điều trong cuộc sống: Tay em dừng trên vầng trán lo âu/ Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau/ Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả.

Bằng việc sử dụng kết hợp rất chính xác và tinh tế các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, tác giả Xuân Quỳnh đã khắc họa một cách chân thực và sinh động hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, tần tảo, đảm đang, chung thủy, nặng tình, nặng nghĩa, giàu đức hy sinh. Hình ảnh đôi bàn tay cũng chính là sự thể hiện niềm tin, khát vọng về cuộc sống bình dị, ấm êm và hạnh phúc của người phụ nữ.

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.