Thanh niên xung phong Hà Tĩnh: Trẻ xông pha, già mẫu mực!

(Baohatinh.vn) - Vượt qua lửa đạn chiến tranh, những cựu TNXP trên đường Trường Sơn huyền thoại năm nào giờ lại tiên phong trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Họ đang là những tấm gương mẫu mực để thế hệ con cháu hôm nay soi mình học tập.

Xung phong lúc trẻ

Tháng 6/1965, mới 19 tuổi, chàng trai Nguyễn Hồng Thái với nhiệt huyết tuổi trẻ đã xung phong lên đường vào chiến trường. Thời điểm đó, bác được phân công về Đại đội 4, công trường 128 tại Lào làm nhiệm vụ. Đến năm 1969 thì chuyển sang đơn vị công binh tiếp nhận xe, máy chi viện cho các chiến trường. Tại đây, bác Thái được cử đi học tại trường sỹ quan xe, máy thuộc Tổng cục Hậu cần. Sau 1 năm miệt mài với đèn sách, bác quay về Binh trạm 32 tiếp tục làm nhiệm vụ tiếp nhận quân, xe từ Bắc vào Nam, là Đại đội trưởng C2, Tiểu đoàn D32.

thanh nien xung phong ha tinh tre xong pha gia mau muc

Ông Nguyễn Hồng Thái (Kỳ Văn -Kỳ Anh) vừa tất bật công việc xã hội, vừa tích cực đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.

Nhớ lại những tháng ngày lửa đạn, bác Thái không khỏi bồi hồi với từng câu chuyện hiện lên mồn một chỉ như mới hôm qua. Cột mốc đáng nhớ gắn liền với lằn ranh sinh tử ấy là cuối năm 1971, khi bác Thái cùng đại đội hành quân mang theo thiết bị, vũ khí vào ngã ba Đông Dương. Trên đường đi có 1 xe tăng của đơn vị khác bị hỏng và sự việc bị máy bay Mỹ phát hiện. Quyết không để vũ khí rơi vào tay địch, bác Thái và đồng đội mỗi người nhận một quả bộc phá 5 kg, với tinh thần nếu Mỹ nhảy dù xuống thì cho nổ bộc phá, sẵn sàng hy sinh.

Hay chuyện đầu năm 1972, sau khi ra ga Vinh (Nghệ An) nhận xe tăng lội nước, đến sông Gianh (Quảng Bình), tiểu đội của bác Thái bị B52 đánh úp đội hình. Cả đội 5 xe cháy 3, chỉ còn 2 xe, tiểu đội 10 người thì 3 người hy sinh. Chứng kiến đồng đội ngã xuống ngay trước mặt mình, bác Thái cùng những người may mắn sống sót đành nén đau thương chôn cất đồng đội, tiếp tục hành quân sang chiến trường Lào. “Hành quân trên con đường 20 Quyết Thắng, chúng tôi càng đi, càng quyết tâm phải vững chí, kiên cường để trả thù cho đồng đội” - bác Thái xúc động.

Năm 1974, nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 559, bác Thái vào khu đồi Bến Tắt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) tham gia xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn. Hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã cùng bắt tay xây dựng khu nghĩa trang với tổng diện tích khoảng 140.000m2 với 10 khu vực mộ. “Lúc mới vào, cây cối hoang vu, thú rừng còn nhảy nhót, sức người đua cùng sức máy san núi, sẻ cây... Gần 3 năm trời vất vả không thể kể xiết mới xây xong 12.000 "ngôi nhà" cho đồng đội. Đau lắm! Nhưng cũng là niềm an ủi khi mình được làm gì đó cho những người đã khuất cháu ạ” -­ bác Thái ngậm ngùi.

Thời gian sau đó, khi đã hoàn thành việc xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn, bác Thái được điều về công tác tại Vinh rồi luân phiên ra Hải Phòng giữ chức vụ Tổng kho trưởng của Binh đoàn 12, thực hiện nhiệm vụ đưa hàng lên phía Bắc, vận chuyển ra chiến trường phía Bắc Trung Quốc và Nam Campuchia.

Mẫu mực khi già

Xuất ngũ trở về quê hương sau 20 năm đằng đẵng, với sự đồng lòng, chung sức của bác gái Ngô Thị Châu, cựu TNXP Nguyễn Hồng Thái bắt đầu dựng cửa làm nhà, nuôi gà, trồng cây… để phát triển kinh tế gia đình, khẳng định mình trên mặt trận mới.

Có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, mẫu mực trong lối sống, trách nhiệm cao với công việc chung, bác Thái được đề xuất tham gia bộ máy cấp ủy, chính quyền địa phương. Đến năm 1993, bác giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Văn. Năm 2000, đến tuổi nghỉ hưu, bác lại miệt mài với công việc của Chủ tịch Hội Khuyến học, Chủ tịch Hội Cựu TNXP xã. Đến năm 2015, khi sức khỏe giảm sút, không thể một lúc đảm nhận nhiều vai, bác Thái về làm Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Liên. Bác cũng là thành viên tích cực của Hội Người cao tuổi, Hội Cựu TNXP địa phương.

Những năm gần đây, quê hương sôi nổi phong trào xây dựng NTM. Tiên phong góp sức cùng địa phương thực hiện các tiêu chí, mặc dù diện tích vườn không đủ rộng để xây dựng vườn mẫu nhưng bác Thái đã gương mẫu quy hoạch vườn cây, chuồng trại, trở thành tấm gương xây dựng vườn sạch, nhà sạch cho bà con học hỏi.

Trong căn nhà nhỏ úa màu thời gian, người cựu TNXP chẳng lúc nào ngơi tay, hết việc thôn, việc xóm, lại phụ vợ chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm. Hiện bác đang chăm sóc 1 ha keo tràm, chè, mít, cây ăn quả; nuôi 50 cặp bồ câu Pháp. 4 người con của vợ chồng bác Thái đều đã trưởng thành, các cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo; trở thành gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương.

Nói về người đồng đội, hội viên của mình, bác Trần Thị Phận - Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Kỳ Anh tự hào: “Anh Nguyễn Hồng Thái là hội viên tiêu biểu của Huyện hội Kỳ Anh. Nhìn vào anh, không chỉ bản thân tôi mà nhiều hội viên khác có thêm động lực để cố gắng làm việc, cống hiến”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.