Vì sao châu Âu đổ tiền cho hệ thống phòng thủ quân sự chiến lược?

Giữa lúc bối cảnh chiến sự Ukraine vẫn ngày càng ác liệt, các nước châu Âu đổ xô xây dựng hệ thống phòng thủ quân sự hiện đại, nhưng vấn đề là khó đạt được đồng thuận trong cách thức tiến hành.

Vì sao châu Âu đổ tiền cho hệ thống phòng thủ quân sự chiến lược?

Máy bay tiêm kích JAS-39 Gripen tại trung tâm thử nghiệm Saab ở Linkoping, Thụy Điển (Ảnh: NYT).

Việc hơn 30 quốc gia ở châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy tự trang bị vũ khí quân sự đã làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng vô tổ chức và thiếu hụt nguồn cung.

Tại trung tâm sản xuất quốc phòng rộng lớn của Saab ở Karlskoga (Thụy Điển), những quả đạn pháo 84 mm có thể hạ gục xe tăng chiến đấu chỉ trong một đòn tấn công, được lắp ráp cẩn thận bằng tay.

Bên ngoài tòa nhà này, một nhà máy khác đang được xây dựng. Công suất tại nhà máy này, cách ngôi nhà của nhà khoa học, phát minh đại tài Alfred Nobel chỉ vài phút lái xe, dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi trong 2 năm tới.

Động thái này là một phần trong kế hoạch mở rộng chi tiêu quân sự khổng lồ mà mọi quốc gia ở châu Âu đã thực hiện kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine 18 tháng trước.

Tuy nhiên, cuộc chạy đua của hơn 30 quốc gia đồng minh châu Âu nhằm tích trữ vũ khí sau nhiều năm chi tiêu tối thiểu đã làm dấy lên mối lo ngại rằng, việc xây dựng tiềm lực vũ khí quân sự quy mô lớn sẽ rơi vào tình trạng rời rạc, dẫn đến lãng phí, thiếu hụt nguồn cung, trì hoãn và trùng lặp không cần thiết.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết: “Người châu Âu chưa giải quyết được tình trạng chia rẽ sâu sắc và vô tổ chức trong việc xây dựng tiềm lực quân sự của mình”.

NATO, cơ quan đặt ra chiến lược phòng thủ tổng thể, và Liên minh châu Âu (EU) đã thúc đẩy hợp tác và hội nhập sâu rộng hơn, đưa ra một số sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến phối hợp mua sắm vũ khí.

Vì sao châu Âu đổ tiền cho hệ thống phòng thủ quân sự chiến lược?

Sản xuất vỏ đạn tại cơ sở Saab (Ảnh: NYT).

Cần phải có sự rõ ràng, riêng biệt

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà sản xuất vũ khí, các nhân vật chính trị và chuyên gia quân sự cảnh báo những nỗ lực này vẫn chưa đạt được mức cần thiết.

"Cần phải có sự rõ ràng nào đó vì chúng ta không phải là Hợp chủng quốc châu Âu. Mỗi quốc gia đều tự quyết định loại năng lực nào họ cần", ông Micael Johansson, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Saab, giải thích. Theo ông, vấn đề là mỗi quốc gia có văn hóa chiến lược, hoạt động mua sắm, thông số kỹ thuật, quy trình phê duyệt, đào tạo và ưu tiên riêng.

Sau khi mất hàng tỷ USD vì cuộc chiến ở Ukraine, các nước châu Âu đã chọn ưu tiên an ninh chính trị hơn hiệu quả kinh doanh. Các thành viên liên minh đôi khi có thể sử dụng cùng một máy bay nhưng với các hệ thống mã hóa và công cụ khác nhau.

Như các binh sĩ Ukraine đã phát hiện ra, đạn pháo 155mm do nhà công ty của nước này sản xuất không nhất thiết phải lắp vừa với lựu pháo của nhà sản xuất khác. Đạn và các bộ phận không phải lúc nào cũng có thể thay thế cho nhau, việc bảo trì phức tạp và gây ra sự cố thường xuyên hơn.

Ông Johansson cho biết, EU “không có quy trình lập kế hoạch phòng thủ”. Theo ông, “NATO phải suy nghĩ lại về cách tạo ra khả năng phục hồi trong toàn bộ hệ thống”, bao gồm cả chuỗi cung ứng sản xuất đạn dược mà binh lính sử dụng trên chiến trường.

Nhưng thực tế về việc thiếu chất nổ, đặc biệt là thuốc súng, thứ mà các nhà sản xuất trong toàn bộ ngành công nghiệp vũ khí đang rất cần, khiến tình hình càng thêm khó khăn. Nhưng có rất ít cuộc thảo luận chi tiết về hệ thống nào nên được ưu tiên hoặc làm thế nào để tăng nguồn cung cấp nói chung. “Tôi đã đưa ra đề nghị,” ông Johansson nói, “nhưng mọi việc vẫn chưa được thực hiện”.

Các cuộc thảo luận đang diễn ra vào thời điểm mà năng lực phục hồi của các chuỗi cung ứng ở khắp mọi nơi đang được xem xét lại.

Các nước châu Âu vẫn còn nhớ bài học về sự gián đoạn trong dòng khí đốt tự nhiên và ngũ cốc do chiến sự ở Ukraine, chưa kể tình trạng tồn đọng nghiêm trọng trong sản xuất và vận chuyển hàng hóa, vật tư do đại dịch Covid-19 gây ra.

Vì sao châu Âu đổ tiền cho hệ thống phòng thủ quân sự chiến lược?

Một nhân viên đang thu thập thiết bị từ chiếc xe thiết giáp được sử dụng làm mục tiêu tại trung tâm thử nghiệm (Ảnh: NYT).

Michael Hoglund, người đứng đầu khu vực kinh doanh vũ khí trên bộ tại Saab, cho biết xu hướng hiện nay là đưa chuỗi cung ứng đến “gần nhà hơn” và tìm kiếm những phiên bản đáng tin cậy. “Chúng tôi không còn mua loại rẻ nhất nữa”, ông nói. “Chúng tôi đang trả phí để cảm thấy an toàn hơn”.

Điều phối nguồn cung cấp chỉ là một yếu tố. NATO đã đặt ra các tiêu chuẩn để các hệ thống khác nhau có thể tương thích, cái được gọi là khả năng tương tác. Tuy nhiên, việc thực hiện có thể kém hài hòa hơn.

Còn nhiều khó khăn

Những vấn đề lớn hơn vẫn còn đó. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều công ty quốc phòng hợp nhất khi chi tiêu quân sự giảm xuống. Tuy nhiên, giống như các nhãn hiệu ngũ cốc khác nhau, mỗi hệ thống vũ khí chính cũng có rất nhiều loại. Theo phân tích của McKinsey & Company, châu Âu có 27 loại pháo khác nhau, 20 loại máy bay chiến đấu và 26 loại tàu khu trục và khinh hạm nên cũng khó hợp nhất.

Để xây dựng một lực lượng chiến đấu thống nhất, châu Âu phải cân bằng cạnh tranh, vốn yêu cầu cải tiến và đổi mới, với nhu cầu loại bỏ lãng phí và hợp lý hóa các hoạt động, bằng cách đặt hàng hoặc thậm chí thiết kế vũ khí đồng bộ.

Vấn đề nữa là châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào Mỹ trong chiến lược đảm bảo an ninh quân sự. Những tuyên bố chỉ trích Tổng thống Donald Trump vào năm 2018 về việc châu Âu chi tiêu không đủ cho quân sự và những lời đe dọa Mỹ sẽ rút khỏi NATO đã gây chấn động sâu sắc trong khu vực.

Vì sao châu Âu đổ tiền cho hệ thống phòng thủ quân sự chiến lược?

Bên trong nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu của Saab ở Linkoping, Thụy Điển (Ảnh: NYT).

Nhưng quan điểm cho rằng châu Âu phải chi nhiều tiền hơn cho an ninh quốc phòng của mình hiện đang lan rộng, làm gia tăng áp lực trong việc cần có một chiến lược thống nhất trong nỗ lực tạo ra hệ thống phòng thủ tốt hơn.

Tuy nhiên, sự phối hợp này đối mặt với một số rào cản tiềm ẩn. Như báo cáo của trung tâm cho thấy, việc tích hợp hệ thống phòng thủ châu Âu “sẽ là một quá trình tốn nhiều công sức và nỗ lực của nhiều thế hệ”.

Các chính phủ đã đổ hàng triệu hoặc hàng tỷ USD vào quốc phòng và tất nhiên, mỗi nước đều muốn hỗ trợ các ngành công nghiệp và người lao động của mình.

Và bất kể nhu cầu phòng thủ tổng thể của châu Âu là gì, ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia vẫn là bảo vệ biên giới của mình.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.