Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp trong liên kết vùng, đánh thức tiềm năng du lịch Hà Tĩnh nói riêng và khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung.

Sáng 15/1, Trường Đại học Hà Tĩnh phối hợp Viện Nghiên cứu lập pháp (NCLP) Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Vấn đề pháp lý về liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch - Nghiên cứu điển hình các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ”.

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Cùng dự có ông Lê Anh Tuấn - Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, các đại biểu đến từ Nghệ An, Quảng Bình và một số lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị, thành phố Hà Tĩnh.

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Chủ trì hội thảo.

Những năm gần đây, nhiều địa phương ở Bắc Trung Bộ đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm tập trung phát triển du lịch và đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhiều tỉnh đã có sự phát triển không ngừng về hệ thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí; các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng… tạo diện mạo mới và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở địa phương.

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh Đoàn Hoài Sơn đặt vấn đề tại hội thảo

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, nhất là vướng mắc về tính pháp lý trong liên kết vùng.

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Tiến sỹ Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đại học Hà Tĩnh) trình bày tham luận: “Một số vấn đề về việc thực hiện chính sách pháp luật liên kết vùng trong phát triển du lịch - nghiên cứu thực tiễn từ các tỉnh Bắc Trung bộ”.

Tại chương trình, các đại biểu đã được nghe 3 tham luận cùng nhiều ý kiến đóng góp, tập trung vào 9 vấn đề liên quan, như: Vấn đề pháp lý đặt ra đối với liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch; kinh nghiệm về chính sách, pháp luật liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch; yếu tố ảnh hưởng đến liên kết vùng trong phát triển bền vững du lịch; liên kết trong xúc tiến và quảng bá du lịch giữa các địa phương; cơ hội và thách thức trong liên kết phát triển du lịch; giải pháp liên kết vùng phát triển bền vững du lịch từ thực tiễn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ...

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Tiến sỹ Trần Tự Lực (Trường Đại học Quảng Bình): “Nhiều năm qua du lịch Quảng Bình phát triển nhờ có sự liên kết vùng tuy nhiên, tính pháp lý trong vấn đề này vẫn chưa rõ ràng, cụ thể”.

Bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiển - Viện trưởng Viện NCLP thay mặt ban tổ chức mong thời gian tới, các đại biểu, các nhà nghiên cứu... có thêm những sáng kiến, tham luận nhằm làm rõ hơn các khái niệm như: xác định tính địa lý của vùng, trong nước hay quốc tế; những quy định pháp lý về vùng...

Bàn giải pháp gỡ khó về pháp lý trong liên kết vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

Ông Nguyễn Văn Hiển bế mạc hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Hiển cũng nhấn mạnh, với vai trò của mình, Viện NCLP sẽ tập hợp các ý kiến, kiến nghị của các địa phương, nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học về việc thực hiện chính sách pháp luật về các lĩnh vực lập pháp nói chung, vấn đề pháp lý về liên kết du lịch vùng nói riêng, qua đó đề xuất Quốc hội, các cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast