UBND tỉnh: Nghe báo cáo đề án giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng

"Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng nói chung, thực hiện kiên cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới nói riêng" là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự tại hôi nghị lấy ý kiến đóng góp cho đề án phát triển giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi nội đồng" sáng 6-3.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện kiên cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện kiên cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng.

Trong tổng số hơn 15.800km đường giao thông nông thôn (GTNT), trong đó hơn 3.300km trên tổng số 14.300km trục đường xã, liên xã; trục thôn xóm, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới. Với việc triển khai sâu rộng phong trào xây dựng giao thông nông thôn, giai đoạn từ năm 1996 - 2012 toàn tỉnh đã nhựa và bê tông được trên 5.600km đường, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh làm được từ 400 – 500km đường GTNT (nhựa, bê tông). Hà Tĩnh là tỉnh nhiều năm liên tục dẫn đầu phong trào làm GTNT, được Chính phủ tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Để thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống GTNT đến năm 2020 đảm bảo thông suốt, đồng bộ, cứng hóa và đạt tiêu chuẩn về cấp hạng và kết nối liên hoàn, từ nay đến năm 2020 Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng tối thiểu trên 6.200km đường trục thôn, xóm, đường ngõ xóm và trục chính nội đồng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh có trên 6.300km kênh mương thủy lợi nội đồng, trong đó cấp xã quản lý gần 5.500km. Sau 14 năm thực hiện chủ trương kiên cố hóa bằng cơ chế hỗ trợ xi măng đã khơi dậy sức đóng góp của người dân kể cả bằng ngày công và vật liệu, do đó đến nay tỉnh ta đã xây dựng được khoảng 2.000km kênh mương cứng. Như vậy để thực hiện lộ trình đến năm 2020 tỉnh ta sẻ tiến hành kiên cố hóa 85% hệ thống kênh mương cấp xã quản lý, cũng đồng nghĩa với việc 7 năm tới toàn tỉnh phải cứng hóa mới trên 2.600km kênh mương. Theo phương án ngành chuyên môn đưa ra, từ nay đến năm 2015 mỗi năm phải kiên cố hóa được khoảng 250km kênh mương và giai đoạn từ năm 2015 - 2020 thực hiện kiên có hóa 1.500km

Như vậy nhìn từ số liệu về GTNT và kênh mương nội đồng cần được nhựa, bê tông hóa là rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần có cơ chế hỗ trợ tạo ra bước đột phá thực sự cho phong trào làm giao thông, thủy lợi nội đồng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự nhấn mạnh: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát động sâu rộng phong trào xã hội hóa xây dưng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện kiên cố hóa giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. Quá trình thực hiện phải đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quá trình đóng góp phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trên cơ sở đa dạng hóa. Về mức đóng góp, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng phải đảm bảo nguyên tắc của Quyết định số 10 ngày 22/2/2013 của UBND tỉnh, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các cấp các ngành và người dân hưởng lợi. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cũng lưu ý các ngành địa phương cần lựa chọn đa dạng hóa nguồn vật liệu nhằm mục tiêu giảm chi phí trên cơ sở đảm bảo về chất lượng tính bền vững của công trình. Do đó, quá trình thực hiện xã phải trực tiếp làm chủ đầu tư, chú trọng nâng cao hệ thống giám sát cộng đồng. Phát động sâu rộng toàn dân, cả hệ thống chính trị, các đoàn thể tham gia thực hiện chiến dịch làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Để thực hiện thắng lợi chiến dịch quan trọng này, trước hết là vai trò, trách nhiệm của các cấp huyện, xã; các địa phương cần cân đối nguồn lực, đăng ký chỉ tiêu thi đua với tinh thần triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Về hạ tầng sản xuất trước hết phải quy hoạch đảm bảo diện tích đủ cho từ 5 đến 6 doanh nghiệp sản xuất, tùy vào cụ thể từng khu vực và quy mô đầu tư tỉnh sẻ có hỗ trợ hợp lý hạ tầng ngoài hàng rào, như: điện, đường, nước…

Chủ tịch BND tỉnh giao Sở Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc cụ thể để ban hành về mức hỗ trợ hợp lý, đồng thời liên hệ với nhà cung cấp xi măng, giao cho các địa phương trực tiếp làm việc với các nhà máy sản xuất gạch tynel trên địa bàn để cung cấp sản phẩm cho việc kiên cố hóa kênh mương…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast