Thị trường đồ dùng học tập trước thềm năm học mới

Những ngày này, ở nhà sách Fahasha – Siêu thị Co.opmart hay các nhà sách trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí mua sắm của các bậc phụ huynh sôi động hẳn lên. Các mặt hàng dụng cụ, đồ dùng học tập, sách vở, hay quần áo đồng phục, giày dép... cũng được bày bán với đủ chủng loại phục vụ năm học mới.

Ưu tiên lựa chọn hàng nội

Nếu như trước kia, các phụ huynh lựa chọn những cửa hàng nhỏ lẻ để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho con em thì năm nay, các nhà sách lớn lại là điểm đến tin cậy của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều sản phẩm như sách vở, đồ dùng học tập trong nước được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn do có chất lượng tốt, giá thành ổn định, hình thức đẹp và nhất là không “độc hại”.

Dạo qua một số nhà sách trên địa bàn Hà Tĩnh, theo quan sát của chúng tôi, có hơn 80% đồ dùng học tập bán tại nhà sách là hàng nội, trong đó, các thương hiệu đã và đang được thị trường tin dùng là giấy vở Hải Tiến, Hồng Hà, Vĩnh Tiến; bút Thiên Long, Bến Nghé… và các loại cặp sách, ba lô do Việt Nam sản xuất. Tùy chất lượng giấy và nhà sản xuất vở loại 200 trang, giá 12.000 - 15.000 đồng/cuốn; loại 72 - 96 trang, giá từ 3.500 - 7.500 đồng/cuốn; loại 120 trang, giá 6.000 - 15.000 đồng/cuốn. Ngoài ưu điểm giấy trắng sáng, nhiều loại vở có giấy trắng tự nhiên chống lóa, mức giá chênh lệch khoảng 500 - 1.000 đồng/ cuốn. Bút mực có giá dao động 14.000 - 70.000 đồng/ chiếc; bút bi các loại giá từ 2.000 - 8.000 đồng/chiếc; hộp đựng bút giá 5.000 - 40.000 đồng/chiếc tùy loại. Các loại ba lô, cặp sách mang thương hiệu Việt như Ladoda, Hami, Minh Tiến… giá dao động từ 150 - 450 nghìn đồng/chiếc… Cùng với đó, năm nay, nhiều dụng cụ, đồ dùng học tập xuất hiện những mẫu mã lạ mắt, các sản phẩm khác như bàn ghế học sinh, máy tính bỏ túi, đèn bàn, đèn chống cận thị,… mang thương hiệu Việt cũng được bày bán với nhiều mẫu mã, màu sắc và chất lượng không thua hàng ngoại nhập.

Chị Nguyễn Thị Việt Hoa (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Tôi quan tâm hàng đầu đến chất lượng và xuất xứ để vừa an toàn, vừa đảm bảo sức khỏe cho các cháu. Đồ dùng học tập của Việt Nam năm nay phong phú, không thua kém hàng ngoại, giá cả cũng phải chăng”. Chị Trương Thị Ninh (quản lí nhà sách 58 Phan Đình Phùng) cho biết: “Năm nay, giá cả các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập không tăng so với những năm trước. Ngoài chất lượng hàng hóa bảo đảm, rõ ràng về xuất xứ thì nhà sách còn kết hợp với nhà sản xuất đưa ra các chương trình giảm giá phù hợp cho phụ huynh trước thềm năm học mới”.

Và… sách giáo khoa cũ!

Năm học mới chính là thời điểm lo toan nhất của các bậc phụ huynh, từ học phí, sách vở, quần áo, đồng phục... Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc chi tiêu sao cho tiết kiệm mà không để con mình thiếu thốn vẫn là bài toán khó với nhiều gia đình. Vì thế, giải pháp mua sách giáo khoa (SGK) cũ là lựa chọn của không ít phụ huynh.

Là một khách hàng quen của hiệu sách cũ Hương Quyền trên đường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Bình (Thạch Hà) vẫn hay đến đây để mua sách cho con. Chị cho biết: “Đến các cửa hàng bán sách cũ, tôi tìm cho cháu được khá nhiều cuốn sách tham khảo hay. SGK cũ vẫn đảm bảo nội dung học tập, vừa tiết kiệm được chi phí”. Theo tìm hiểu của phóng viên, sách cũ được thu thập khắp nơi trên địa bàn, một số gia đình có con học xong không dùng đến nữa nên đến các hiệu sách cũ bán lại, cũng có khi sách cũ đến từ những người bán đồ phế liệu đồng nát. Vì thế, nếu đi mua sách cũ, phụ huynh cần chú ý để tránh mua phải các cuốn sách đã mất tờ hoặc mục nát bên trong.

Sách cũ - sự lựa chọn của nhiều phụ huynh trong năm học mới
Sách cũ - sự lựa chọn của nhiều phụ huynh trong năm học mới

Theo chị Lê Thị Thanh Hương, chủ hiệu sách cũ Hương Quyền, “Hầu hết những bộ SGK cũ ở đây đã “tuyển chọn” kỹ nên chất lượng đảm bảo và giá rẻ hơn nhiều, thậm chí, có những bộ chỉ bằng nửa giá so với sách mới, khách mua chủ yếu đều chọn nguyên cả bộ, cũng có những người chỉ mua thêm vài quyển”. Việc chọn sách cũ tuy mất thời gian nhưng giảm được từ 30 - 50% chi phí so với giá SGK mới nên không ít phụ huynh vẫn kiên nhẫn tìm xếp theo bộ. “Sách cũ nhưng kiến thức không cũ, điều quan trọng là ý thức của các cháu. Việc sử dụng sách cũ cũng là một cách giáo dục trẻ phải biết gìn giữ đồ dùng học tập và dạy trẻ tiết kiệm hơn. May là các cháu cũng hiểu hoàn cảnh gia đình nên không cháu nào phàn nàn hay đòi hỏi bất cứ thứ gì, dù phải mặc quần áo cũ hay học SGK cũ” - chị Hoa (xóm Vĩnh Phòng, xã Hộ Độ - Lộc Hà) chia sẻ.

Phụ huynh nào cũng mong muốn trang bị tốt nhất cho con em mình trong năm học mới, nhưng với nhiều gia đình không mấy khá giả thì việc lựa chọn các sản phẩm hàng Việt hay chọn mua sách cũ cũng là cách mua sắm hợp lý để giảm bớt gánh nặng chi tiêu.

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.