10 điểm đến hẻo lánh nhất thế giới

Mặc dù xa xôi và khó có thể tiếp cận, các địa danh này vẫn thu hút khách du lịch đến khám phá bởi sở hữu nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn.

Kiribati: Đây là một quốc đảo xa xôi nằm ở Thái Bình Dương. Nơi đây có 32 đảo san hô. Chuyến bay từ Hawaii (Mỹ) đến Kiribati kéo dài 5 giờ. Quốc gia này đang có phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch đến khám phá và tìm hiểu cuộc sống bản địa. Ảnh: Pinterest.

Tristan da Cunha: Tọa lạc tại Nam Đại Tây Dương, Tristan da Cunha nằm trên một hòn đảo núi lửa. Đảo cách khu vực đất liền gần nhất là thành phố Cape Town (Nam Phi) hơn 2.700 km. Tristan da Cunha là nơi định cư của hơn 250 người. Họ có phương ngữ tuy nhiên tiếng Anh cũng được sử dụng ở đây. Ảnh: Andalucia Tu Cultura.

Đảo Pitcairn: Là một phần lãnh thổ hải ngoại của Anh, đảo Pitcairn có vị trí cách New Zealand khoảng 5.310 km. Hòn đảo có dân số thấp. Cho đến nay, không có đường bay đến Pitcairn, buộc du khách phải đi thuyền mất 32 giờ nếu muốn tới thăm hòn đảo. Ảnh: RSSing.

10 điểm đến hẻo lánh nhất thế giới

Moto, Tây Tạng: Moto có dân số 12.000 người. Hầu hết họ có cuộc sống đơn giản, làm nông nghiệp trồng đậu tương, lúa và bông. Kinh của Phật giáo Tây Tạng mô tả nơi này là một thánh địa. Để đến thăm Moto, người ta phải mất 4 ngày băng qua các ngọn núi. Ảnh: Tibettravelers.

10 điểm đến hẻo lánh nhất thế giới

Hawaii, Mỹ: Với việc cách Nhật Bản 6.196 km và cách California (Mỹ) 3.846 km, Hawaii nằm trong số những điểm đến xa xôi nhất thế giới. Điều làm cho Hawaii khác biệt là sự sẵn có của các phương tiện giao thông, giúp du khách dễ tiếp cận hơn. Từ California, bạn sẽ phải trải qua 5 giờ trên máy bay để đến đây. Hawaii có một số thành phố lớn như Honolulu, thu hút nhiều khách du lịch trên toàn thế giới. Đến thăm quần đảo biệt lập này, du khách có thể khám phá và trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn từ phong cảnh, rừng rậm, bãi biển đến các khu nghỉ dưỡng và văn hóa, con người. Ảnh: Myinspi, Hawaii_luver.

10 điểm đến hẻo lánh nhất thế giới

Ittoqqortoormiit, Greenland: Thị trấn nhỏ Ittoqqortoormiit là một trong những nơi xa xôi và hẻo lánh nhất du khách có thể đến thăm, để khám phá cuộc sống ở Greenland. Ittoqqortoormiit nổi tiếng với quần thể động vật hoang dã như cáo Bắc Cực, hải cẩu, gấu Bắc Cực và hải mã. Du khách có thể đến thăm thiên đường ẩn mình của Greenland này bằng trực thăng. Ảnh: Oceanwide Expeditions.

10 điểm đến hẻo lánh nhất thế giới

Siwa Oasis (Ốc đảo Siwa), Ai Cập: Siwa Oasis là một nơi xa xôi nhưng độc đáo để khám phá, nằm giữa vùng Qattara Depression và sa mạc phía tây của Ai Cập. Do vị trí nằm trong sa mạc, ốc đảo này rất khó tiếp cận và ít người biết đến. Tuy nhiên, Siwa Oasis là một thành phố với khoảng 33.000 dân. Họ đã học cách thích nghi với sa mạc và có ngôn ngữ cũng như văn hóa riêng. Khi đến thăm Ai Cập, du khách sẽ phải đi xe buýt trong 5 giờ để đến thăm ốc đảo này. Ảnh: Sharm Club, The Daydream Drifters.

Villa Las Estrellas, Nam Cực: Villa Las Estrellas là một trong hai thị trấn ở Nam Cực. Nơi này rất hẻo lánh và chỉ có chưa đến 100 người, được sử dụng như một trạm nghiên cứu. Tuy nhiên, thị trấn nơi vùng cực này vẫn có các công trình xã hội như trường học công cộng, nhà thờ, căn cứ không quân, bưu điện, phòng tập thể dục. Từ Ushuaia ở Argentina, du khách sẽ phải đi thuyền trong 2 ngày để đến Villa Las Estrellas. Ảnh: Infodefensa.

Iqaluit, Canada: Iqaluit được tìm thấy ở Nunavut, lãnh thổ phía bắc của Canada. Thành phố là một trong những nơi có người ở xa xôi nhất trên Trái Đất. Nằm trên đảo Baffin bên trong vịnh Frobisher, Iqaluit cũng là khu vực dân cư thưa thớt của Bắc Cực với dưới 10.000 người. Điểm đặc biệt của nơi đây là khung cảnh hóa xứ sở thần tiên vào mùa đông. Ảnh: Qaujigiartiit.

Nauru: Nauru là một đảo quốc nhỏ bé tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Đây là quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới, mỗi năm nơi đây chỉ đón ít hơn 300 du khách. Mặc dù có vị trí rất xa xôi, Nauru là một hòn đảo thiên đường. Du khách đến đây có thể thư giãn, nghỉ dưỡng và tham gia nhiều hoạt động như lặn với ống thở, bơi lội, trải nghiệm cuộc sống yên bình của người dân địa phương. Ảnh: The Telegraph.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast