Australia trao trả rừng nhiệt đới lâu đời nhất thế giới cho thổ dân bản địa

Rừng mưa nhiệt đới Daintree của Australia đã được trả lại cho chủ sở hữu bản địa ban đầu, chính quyền bang Queensland, bang đông dân thứ 3 của nước này, cho biết.

Australia trao trả rừng nhiệt đới lâu đời nhất thế giới cho thổ dân bản địa

Vườn quốc gia Daintree ở Australia. (Ảnh: AP)

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1988, Vườn quốc gia Daintree đã được trao lại cho thổ dân địa phương Eastern Kuku Yalanji trong một buổi lễ bàn giao ở thị trấn Bloomfield hẻo lánh.

Rừng mưa nhiệt đới 135 triệu năm tuổi này nổi tiếng với đa dạng sinh học phong phú, từ loài đà điểu đầu mào (cassowary) có móng vuốt khổng lồ đến các loại thực vật đã tồn tại từ thời khủng long. Tuy nhiên, khu rừng này đã phải chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và các ngành công nghiệp như khai thác gỗ.

Khi thực hiện thỏa thuận mới về quản lý rừng nhiệt đới, chính quyền bang Queensland cho biết, rừng Daintree sẽ được trả lại cho chủ sở hữu truyền thống ở vùng đất này.

Theo Bộ trưởng Bộ Môi trường bang Queensland Meaghan Scanlon, việc trả lại đất đai là một bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới hòa giải với những bộ tộc thổ dân địa phương.

“Văn hóa của người Eastern Kuku Yalanji là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất thế giới và thỏa thuận này công nhận quyền sở hữu và quản lý đất, nước, bảo vệ nền văn hóa của họ và chia sẻ với du khách khi người Đông Kuku Yalanji trở thành những nhà quản lý du lịch”, bà Scanlon cho biết trong một tuyên bố.

Australia trao trả rừng nhiệt đới lâu đời nhất thế giới cho thổ dân bản địa

Vườn quốc gia Daintree nối tiếng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú. (Ảnh: AP)

Chủ sở hữu truyền thống Eastern Kuku Yalanji, Chrissy Grant, cho biết, động thái này là một sự kiện lịch sử, qua đó cộng đồng thổ dân địa phương có thể kiểm soát những nguồn tài nguyên của họ.

“Tổng cộng 160.000 ha (khoảng 395.000 mẫu Anh) đất trên bán đảo Cape York, miền Đông Bắc Australia, đang trong quá trình bàn giao lại cho các chủ sở hữu thổ dân truyền thống tại khu vực này như một phần của các biện pháp hòa giải”, bà Scanlon nói thêm.

Người Anh đến Australia vào năm 1788, thuộc địa hóa lục địa này và khiến các nhóm thổ dân bị gạt ra ngoài lề xã hội. Theo thỏa thuận, lần đầu tiên bang Queensland chuyển giao quyền sở hữu một vườn quốc gia ở vùng nhiệt đới ẩm ướt, phía Đông Bắc của bang này, cho một cộng đồng thổ dân bản địa.

Vườn quốc gia Uluru và Kakadu ở miền Bắc Australia đã được trao trả người bản địa địa phương. Các vườn quốc gia sẽ do chính quyền bang Queensland quản lý chung trước khi được chuyển giao cho người bản địa.

Grant cho biết, một nền tảng sẽ được lập ra, cung cấp sự đào tạo và việc làm cho người dân bản địa phương trong các lĩnh vực như quản lý đất đai, du lịch và nghiên cứu.

Theo VTV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.
Hàn Quốc bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Hàn Quốc bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Các công tố viên Hàn Quốc đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này Kim Yong-hyun, trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc phản quốc sau lệnh thiết quân luật vào tuần trước.