Quan hệ Việt Nam - Lào: Dấu ấn 60 năm cùng sánh bước bên nhau

Trong 60 năm qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có.

Quan hệ Việt Nam - Lào: Dấu ấn 60 năm cùng sánh bước bên nhau

Chiều 8/1/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Phankham Viphavanh thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và Lào, khi hàng loạt hoạt động trọng thể đã, đang và sẽ được tổ chức nhằm kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 - 18/7/2022).

Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Đặc biệt, trong 6 thập niên qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có.

Ngược dòng thời gian, năm 1962, sau khi Hiệp định Geneva về Lào được ký kết, một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng hai nước đã mở ra.

Với thời cơ và điều kiện thuận lợi đó, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962.

Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước.

Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam - Lào bước sang kỷ nguyên mới, cùng sánh bước bên nhau tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa sống còn của quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18/7/1977.

Đây là một mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hai nước, vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ mới, vừa tạo cơ sở để hai bên tiến tới ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác sau này giữa hai nước.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, ông Thongsavan Phomvihane nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao những kết quả nổi bật trong quan hệ Lào - Việt Nam trong giai đoạn 60 năm qua. Đặc biệt, sau khi hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1977 trở lại đây, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam tiếp tục được vun đắp và phát huy, ngày càng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”.

Chính vì ý nghĩa đó, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong những năm qua đã giành được những thành tựu to lớn. Nội dung hợp tác ngày càng thực chất, sâu rộng hơn, hiệu quả hơn và không ngừng phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.

Quan hệ chính trị - đối ngoại ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước. Tháng 2/2019, trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Lào, hai nước đã nhất trí nâng cấp từ mối quan hệ “hữu nghị truyền thống” lên thành quan hệ “hữu nghị vĩ đại”. Đây được coi là một mốc lịch sử quan trọng, tạo ra sự đột phá trong quan hệ hợp tác hai nước.

Hợp tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, ngày càng chặt chẽ và đi vào thực chất, góp phần giữ vững ổn định, an ninh chính trị ở mỗi nước.

Trong hợp tác kinh tế, Việt Nam tiếp tục là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, năng lượng điện, viễn thông, nông lâm, khai khoáng…

Nhiều dự án đầu tư có hiệu quả tốt, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo nhiều việc làm, giúp nâng cao đời sống của người dân Lào và được phía Lào đánh giá cao.

Trong hợp tác thương mại, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt hơn 690 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để hỗ trợ Lào phát triển lâu dài, Việt Nam cũng tạo điều kiện để Lào sử dụng cầu cảng Vũng Áng 1,2,3, giúp nước bạn thuận tiện trong việc vận chuyển xuất, nhập khẩu hàng hóa thông qua đường biển.

Đây là dự án thể hiện rõ tình cảm đặc biệt tin cậy và chí tình chí nghĩa giữa những người đồng chí, anh em Lào - Việt Nam, là dự án “có một không hai” trong hợp tác bình thường giữa hai quốc gia.

Ngoài ra, Việt Nam và Lào hiện đang thúc đẩy và tìm kiếm nguồn đầu tư để triển khai các dự án kết nối giao thông giữa hai nước như đường cao tốc Vientiane - Hà Nội; tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng…

Các dự án trên không chỉ được coi là biểu tượng cho sự hợp tác thiết thực nhất của hai nước mà sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi đem lại lợi ích nhiều nhất cho nhân dân hai nước, vừa là động lực thúc đẩy ước mơ, nguyện vọng thiết tha của các vị tiền bối cả hai nước trở thành hiện thực.

Hợp tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ hợp tác Việt - Lào.

Để hỗ trợ Lào có đủ nguồn nhân lực chất lượng trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước, suốt 60 năm qua, Việt Nam đã giúp Lào đào tạo hàng chục nghìn công chức, nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, quân nhân, kỹ sư…

Nhiều người đã trở thành những cán bộ cốt cán, cán bộ lãnh đạo, đóng vai trò chủ chốt và lãnh đạo cách mạng Lào trong thời kỳ chiến tranh cũng như thời kỳ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith cho biết riêng trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 50.000 du học sinh Lào sang học tập. Các sinh viên Lào sau khi tốt nghiệp tại Việt Nam đã trở về nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bộ trưởng Giáo dục Lào và Thể thao Lào, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phout Simmalavong khẳng định: “Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Lào và Việt Nam. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cống hiến hết sức mình, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cho đất nước Lào, đây là nguồn vốn quý không gì có thể so sánh được, góp phần giúp cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam không ngừng nở hoa kết trái”.

Quan hệ Việt Nam - Lào: Dấu ấn 60 năm cùng sánh bước bên nhau

Toàn cảnh Tòa nhà Quốc hội mới của Lào, quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Bên cạnh đó, hai nước cũng hợp tác trong nhiều dự án hợp tác phát triển, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục (xây dựng trường học; biên soạn, in ấn sách), y tế (xây dựng và nâng cấp bệnh viện, y bác sỹ), nông nghiệp (xây dựng trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi), truyền thông (xây dựng và nâng cấp đài phát thanh, truyền hình), giao thông (xây dựng tuyến đường khu vực vùng sâu vùng xa), riêng năm 2021 đến nay có hơn 100 dự án.

Tất cả đã đóng góp quan trọng cho phát triển và giải thiểu khó khăn của nhân dân các địa phương Lào. Trong số đó, dự án tiêu biểu, là biểu tượng mới của mối quan hệ giữa hai nước là Tòa nhà Quốc hội mới của Lào - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào - vừa chính thức khánh thành ngày 10/8/2021.

Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai nước 60 năm qua, đặc biệt là sau 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, chúng ta có quyền tự hào khi thấy tình đoàn kết đặc biệt thủy chung và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển của mỗi nước.

Mỗi bước tiến của hai nước, hai dân tộc hôm nay đều ghi nhận sự đóng góp tích cực của hai bên, làm cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng keo sơn bền chặt.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, với truyền thống đoàn kết, cùng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và người dân hai nước, tin tưởng rằng Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.