Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã có báo cáo tiếp thu, giải trình Nghị quyết. Một số ý kiến cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, mức tăng trưởng GDP khoảng 6% khá cao, nếu đề ra mục tiêu tổng quát “tập trung thực hiện mục tiêu kép” thì tăng trưởng kinh tế khó đạt khoảng 6%, đề nghị đặt chỉ tiêu trên 5% hoặc từ 5,5-6%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 được xây dựng trên cơ sở kết quả ước thực hiện của năm 2020, tính toán, cân đối các nguồn lực cũng như tham khảo dự báo của một số tổ chức quốc tế; bối cảnh, tình hình của năm 2021.
Với 430/439 đại biểu tán thành, đạt 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Quốc hội đã đề ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong sản xuất vaccine và có giải pháp để người dân tiếp cận vaccine phòng dịch Covid-19 sớm nhất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết.
Với 430/439 đại biểu tán thành, đạt 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Nghị quyết nêu rõ, các chỉ tiêu chủ yếu là: GDP tăng khoảng 6%; Quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm.Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%. Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%.
Nghị quyết của Quốc hội cũng nêu rõ, công khai trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu.