Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư một số đoạn cao tốc Bắc - Nam

Với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, dự án xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc-Nam đã chính thức được Quốc hội thông qua.

Sáng nay (19/6) tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, với đại đa số Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết 52 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã chính thức được Quốc hội thông qua.

Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư một số đoạn cao tốc Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

Theo đó, có 458 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết trong đó tán thành là 443, không tán thành 12, không biểu quyết 3.

Trước đó, Chính phủ đã có Tờ trình gửi lên Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 gồm triển khai 3 dự án thành phần đầu tư công (đoạn Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2) theo Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội và 5 dự án thành phần theo hình thức PPP (gồm các đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm, Cam Lâm-Vĩnh Hảo).

Ngoài ra, Chính phủ đưa ra phương án chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 3 dự án thành phần gồm dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết) và 2 dự án quan trọng, cấp bách, kết nối với cửa ngõ các trung tâm chính trị, kinh tế lớn của đất nước (gồm đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 dài 63km và đoạn Phan Thiết-Dầu Giây dài 99km).

Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư một số đoạn cao tốc Bắc - Nam

Chính phủ đã có Tờ trình gửi lên Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Chính phủ cũng điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án là 100.816 tỷ đồng, bao gồm vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án là 78.461 tỷ đồng (55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017; phần còn thiếu (23.461 tỷ đồng) Chính phủ sẽ tồng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Vốn huy động ngoài ngân sách là 22.355 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ các dự án thành phần bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án thành phần đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công trong năm 2022, riêng dự án thành phần cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành trong năm 2023; hoàn thành các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP trong năm 2023.

Mặt khác, Chính phủ mong muốn được giao điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 đảm bảo bố trí đủ nhu cầu vốn để triển khai toàn bộ các dự án thành phần của dự án; chịu trách nhiệm bố trí vốn của kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch vốn hàng năm cho đến khi dự án hoàn thành theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công.

Ngoài ra, Chính phủ cũng xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn Nhà nước tại các dự án thành phần đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Trong trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc sau 6 tháng (kể từ thời điểm ký kết hợp đồng dự án) nhà đầu tư không huy động được nguồn vốn tín dụng để triển khai dự án, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án thành phần.

Chính phủ cũng nhấn mạnh việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi không thay đối về mục tiêu đầu tư, phạm vi đầu tư, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật so với báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; chỉ điều chỉnh hình thức đầu tư theo chủ trương được Quốc hội thông qua và điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư./.

Theo VOV

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.